3 cách kiểm tra thẻ SIM có bị sao chép hay không

Sự kiện: Công nghệ

Khi thẻ SIM bị sao chép, kẻ gian có thể xâm nhập vào Gmail, Facebook… hoặc chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn.

Về cơ bản, tội phạm mạng sẽ thu thập thông tin cá nhân của bạn bao gồm họ tên, số điện thoại… Sau đó họ sẽ liên lạc với nhà mạng, giả vờ là bạn và báo mất điện thoại, đồng thời yêu cầu cấp lại SIM mới (SIM cũ sẽ bị ngắt kết nối).

Mất SIM sẽ khiến người dùng gặp rất nhiều rắc rối. Ảnh: Internet

Mất SIM sẽ khiến người dùng gặp rất nhiều rắc rối. Ảnh: Internet

Khi bị mất SIM hoặc điện thoại, người dùng sẽ gặp khá nhiều rắc rối, đơn cử như bị mất tài khoản Facebook, Gmail, mất tiền trong ngân hàng… bởi lẽ mã OTP (mật khẩu một lần) thường được gửi về điện thoại.

Theo ghi nhận, hình thức tấn công này không phổ biến. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu bảo mật gần đây đã tìm thấy 21 triệu thông tin đăng nhập bị đánh cắp và rao bán công khai trên Dark Web. Hơn 3.000 người đã mất quyền truy cập vào các tài khoản quan trọng sau khi bị đánh cắp SIM.

Dấu hiệu cho thấy ai đó đã sao chép thẻ SIM của bạn

- Bạn được hướng dẫn khởi động lại điện thoại: Nếu thấy xuất hiện tin nhắn văn bản hoặc email yêu cầu bạn khởi động lại điện thoại, nhiều khả năng thẻ SIM của bạn đã bị sao chép.

Thông thường, tin tặc sẽ cố gắng mạo danh nhà mạng để lừa bạn làm theo hướng dẫn, và khi điện thoại tắt, họ sẽ cố lấy dữ liệu thẻ SIM của bạn.

- Không nhận được cuộc gọi hoặc tin nhắn: Khi thẻ SIM bị sao chép, bạn sẽ không nhận được tin nhắn hoặc cuộc gọi từ người khác.

Để kiểm tra, người dùng chỉ cần nhìn vào cột sóng di động trên màn hình điện thoại xem có bị mất sóng hay không, hoặc nhờ một ai đó gọi đến số của mình. Nếu điện thoại đổ chuông thì bạn không có gì phải lo lắng, ngược lại, bạn nên liên hệ với nhà mạng để khóa SIM và đến các cửa hàng để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.

- Kiểm tra thông tin thuê bao: Đầu tiên, bạn hãy mở ứng dụng tin nhắn trên điện thoại và soạn TTTB gửi 1414. Kết quả trả về sẽ hiển thị tên chủ thuê bao và các thông tin liên quan…

Nếu thấy không đúng thông tin của mình, bạn hãy ngay lập tức cầm CCCD đến các cửa hàng để cập nhật lại hoặc yêu cầu họ giải thích (nếu trước đó bạn đã đăng kí thông tin của mình).

Thường xuyên kiểm tra thông tin thuê bao để tránh bị mất SIM. Ảnh: MINH HOÀNG

Thường xuyên kiểm tra thông tin thuê bao để tránh bị mất SIM. Ảnh: MINH HOÀNG

Làm thế nào để hạn chế bị sao chép thẻ SIM?

Cách tốt nhất để hạn chế bị sao chép thẻ SIM là bạn hãy để mắt đến điện thoại và không cho người khác mượn thiết bị.

Thường xuyên kiểm tra thông tin thuê bao bằng tin nhắn để từ đó có hướng xử lý kịp thời, tránh bị người khác thay đổi thông tin và chiếm quyền sử dụng SIM.

Nguồn: [Link nguồn]

Vấn nạn SIM rác: Bộ TT&TT ra ”tối hậu thư” cho Mobi, Vina, Viettel,...

Việc rà soát thông tin thuê bao tập trung của các nhà mạng di động với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải hoàn thành trước ngày 30/9/2022.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN