Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

Vì sao Bundesliga là lựa chọn tốt nhất cho Quang Hải?

Danh tính CLB châu Âu có suất dự Champions League muốn chiêu mộ Quang Hải vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, sẽ thật tuyệt vời nếu đội bóng đó thuộc Bundesliga, giải đấu vẫn được xem là thiên đường của các cầu thủ châu Á.

  

Cho đến nay, danh sách cầu thủ châu Á đã và đang chơi bóng ở giải đấu hàng đầu nước Đức đã lên đến con số 100. Họ đến từ khắp mọi nơi, chủ yếu từ Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), rồi Tây Á (Iran, Lebanon), Trung Á (Tajikistan) và cả Đông Nam Á (Thái Lan, Campuchia, Philippines). Rất nhiều trong số đó là những tên tuổi lớn, như Ali Daei, Mehdi Mahdavikia, Ali Karimi, Makoto Hasebe, Shinji Kagawa, Cha Bum-Kun, Son Heung-Min hay Hwang Hee-Chan.

Theo thống kê trong 2 thập kỷ qua, Bundesliga chào đón số lượng cầu thủ châu Á nhiều hơn Premier League, La Liga, Ligue 1 và Serie A. Bên cạnh đó, các đóng góp dựa trên số phút thi đấu và số bàn thắng của cầu thủ châu Á tại giải đấu hàng đầu nước Đức cũng cao nhất. Họ tạo ra ảnh hưởng thực sự và không ít người trở thành ngôi sao, huyền thoại của CLB và cả Bundesliga. Trong danh sách DFL Legends mà Bundesliga giới thiệu từ năm 2017, bao gồm Shao Jiayi, Chen Yang (Trung Quốc), Cha Bum-Kun (Hàn Quốc), Makoto Hasebe, Yosuhiko Okudera (Nhật Bản).

Nhân nhắc đến Okudera, cựu tiền vệ Nhật Bản là người mở đường cho trào lưu tới Đức, đồng thời lý giải tại sao Bundesliga lại trở thành miền đất hứa của các cầu thủ châu Á. Nó xảy ra vào năm 1977, khi Okudera cùng tuyển Nhật tới Đức du đấu. Những màn trình diễn ấn tượng khiến ông lọt vào tầm ngắm của Cologne.

Yasuhiko Okudera khi chơi cho Cologne tại Bundesliga. (Ảnh: Thesefootballtimes)

Yasuhiko Okudera khi chơi cho Cologne tại Bundesliga. (Ảnh: Thesefootballtimes)

Gia đình không muốn Okudera xuất ngoại, và bản thân Okudera cũng không muốn mất việc ở Furukawa Electrics, công ty chủ quản của CLB ông đang khoác áo. Tuy nhiên với tầm nhìn xa, Liên đoàn bóng đá Nhật đã thuyết phục gia đình để Okudera ra đi, đồng thời đạt được thỏa thuận với công ty Furukawa, đảm bảo vẫn nhận lại Okudera khi ông trở về.

Sau khoảng thời gian khó khăn ban đầu, Okudera dần thích nghi và có vai trò lớn trong cú đúp vô địch Bundesliga cùng Cúp Quốc gia mùa 1977/78 của Cologne. Thành công của Okudera và những năm tiếp theo là Cha Bum-Kun đã khuyến khích các cầu thủ châu Á tới Đức, cũng như gây dựng niềm tin để các đội bóng ở Bundesliga sẵn lòng trao cơ hội. Nó cũng dẫn tới mối quan hệ hợp tác giữa các CLB Đức với nhiều quốc gia ở phương Đông. Việc Son Heung-Min gia nhập Học viện Hamburg là một phần của dự án hợp tác giữa Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc với các CLB châu Âu.

Một trong những yếu tố khiến cầu thủ châu Á có thể hòa nhập và tỏa sáng ở Đức là Bundesliga chú trọng kỷ luật và tinh thần bền bỉ, những phẩm chất mà người châu Á đáp ứng tốt. Giải đấu này cũng không đặt nặng vấn đề thể lực và chơi với tốc độ, cường độ cao như Premier League, tạo điều kiện để người châu Á vốn thiên về kỹ thuật phát triển.

Song Heung-Min khi còn chơi bóng cho Hamburg. (Ảnh: Getty Images)

Song Heung-Min khi còn chơi bóng cho Hamburg. (Ảnh: Getty Images)

Liên đoàn bóng đá Đức cũng có tư duy cởi mở trong vấn đề cầu thủ ngoại. Từ mùa 2006/07 tới nay, hạn ngạch cầu thủ nước ngoài bị dỡ bỏ. Các CLB Đức được chiêu mộ không giới hạn những người ngoài EU, miễn là trong danh sách có ít nhất 12 cầu thủ nội và 8 cầu thủ được đào tạo ở Đức, 4 trong số đó xuất thân từ chính Học viện của CLB.

Điều này dẫn đến sự bùng nổ trong nhiều năm trở lại đây về số lượng cầu thủ châu Á chơi bóng tại Bundesliga, bên cạnh chiến lược mở rộng thị trường thương mại. Trên thực tế, các CLB Đức đi sau Premier League về mặt này. Tuy nhiên họ thực hiện khá bài bản. Như VfL Wolfsburg, đội bóng được cho là muốn sở hữu Quang Hải, hồi tháng 2/2021 đã ký hợp đồng hợp tác dài hạn với Hua Ti Hui, công ty giải trí thể thao hàng đầu châu Á để tăng cường độ phủ của CLB ở thị trường này. Trước đây, đội bóng có biệt danh Bầy Sói từng sở hữu 5 cầu thủ châu Á

Ngoài ra người Đức tinh tế hơn các giải đấu khác. Họ sớm nhận thấy việc sở hữu một cầu thủ châu Á sẽ không có lợi ích gì trong tiếp thị nếu anh ta không được ra sân. Vì vậy, chỉ cần cầu thủ đó chứng minh năng lực, cơ hội thi đấu luôn rộng mở. Ví dụ trường hợp của Junichi Inamoto trước đây. Cầu thủ người Nhật không được ra sân một phút nào tại Premier League thời ở Arsenal, nhưng có 43 lần ra sân ở Bundesliga khi chuyển sang Frankfurt.

Vậy nên nếu Quang Hải tới Bundesliga, anh sẽ không phải lo lắng về việc không có cơ hội. Chỉ cần nỗ lực hết mình, nâng cao thể trạng và nắm bắt các yêu cầu chiến thuật, cầu thủ người Đông Anh sẽ trở thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên chơi bóng ở giải đấu hàng đầu nước Đức, tạo nên mốc son cho sự nghiệp và cả nền bóng đá nước nhà.

Nguồn: [Link nguồn]

Họp báo trận Thái Lan - Indonesia: HLV Polking chê V-League, khuyên Quang Hải đi Nhật

(Trực tiếp họp báo Thái Lan - Indonesia) HLV Polking nói thẳng Quang Hải không nên chờ V-League tiến bộ chất lượng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Hải ([Tên nguồn])
Nguyễn Quang Hải Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN