“Siêu bom tấn” Ronaldo: Juventus khổ ải "cày tiền" vì nhà tài trợ

Những hiệu ứng ban đầu từ thương vụ Cristiano Ronaldo là rất tích cực. Nhưng đừng lầm tưởng hiệu ứng tích cực với hiệu quả tức thời, bởi Juventus không hưởng lợi nhiều như tất cả vẫn nghĩ...

Video Juventus chào đón Cristiano Ronaldo:

Chỉ 24 giờ sau khi công bố bản hợp đồng “siêu bom tấn” Cristiano Ronaldo, doanh số bán áo đấu số 7 của Juventus đạt mốc kỷ lục 67,5 triệu euro. Với đà này, chẳng mấy chốc “Bà đầm già” gỡ lại vốn, sau khi đã chi ra 105 triệu euro để chiêu mộ CR7 từ Real Madrid.

“Siêu bom tấn” Ronaldo: Juventus khổ ải "cày tiền" vì nhà tài trợ - 1

"Siêu bom tấn" Ronaldo đến Juventus

Thế nhưng, sự thật thì sao? Thực tế, chỉ có nhà tài trợ áo đấu Adidas là thắng lớn trong phi vụ này. Ronaldo vốn ký hợp đồng tài trợ hình ảnh với Nike. Vì thế, Adidas phải tận thu hình ảnh Ronaldo tại các đội bóng mà anh khoác áo, trước đây là Real Madrid và giờ là Juventus. Hãng sản xuất dụng cụ và áo đấu thể thao nước Đức mong mỏi thương vụ siêu bom tấn này hơn ai hết.

Một cuộc điều tra của Daily Express cho thấy, các đội bóng không nhận được quá nhiều từ các hợp đồng tài trợ áo đấu. Mức % mà các đội bóng nhận được từ doanh thu bán áo đấu dao động từ 10 - 15%. Ví dụ trong trường hợp của Ronaldo, thực tế Juventus chỉ nhận được tối đa 10 triệu euro.

Luật sư thể thao danh tiếng Fake Cohen lý giải về góc độ hiệu quả kinh tế từ các thương vụ bom tấn, mà Cristiano Ronaldo cũng là một trong số đó. Các hợp đồng tài trợ áo đấu và % ăn chia doanh thu không phải giao dịch truyền thống. Người ta vẫn lầm tưởng rằng đội bóng chủ quản sẽ bù đắp được khoản phí chuyển nhượng thông qua việc bán áo đấu của cầu thủ đó.

Các thương vụ “bom tấn” chỉ làm giàu cho các hãng sản xuất áo đấu mà thôi. Chelsea nhận được 67,5 triệu euro từ Nike, Arsenal nhận được 34 triệu euro từ Puma và sau đó nhận thêm 10 - 15% doanh thu bán áo đấu của họ. Tại sao các CLB không tự sản xuất áo đấu và thu lời 100%, thay vì phải ăn chia ư? Bởi lẽ, dù sao họ cũng chỉ là các CLB bóng đá, không phải hãng xuất áo đấu, đặc biệt là thiếu mạng lưới phân phối bán lẻ trên toàn cầu như Adidas, Nike, Puma...

Cũng theo luật sư Fake Cohen, việc ký kết một ngôi sao không dẫn đến doanh thu tăng vọt như người ta vẫn nghĩ. Thông thường, sức hút ấy rồi sẽ hạ nhiệt sau khoảng thời gian đầu gây ồn ào, doanh thu càng về sau càng giảm, cho dù có là Ronaldo hay Messi đi chăng nữa.

“Siêu bom tấn” Ronaldo: Juventus khổ ải "cày tiền" vì nhà tài trợ - 2

Việc bán áo đấu mang tên Ronaldo không giúp Juventus thu hồi được vốn liếng

Sau tất cả, chỉ có hãng sản xuất áo đấu là thắng lớn. Giám đốc điều hành của Adidas, ông Herbert Hainer  dự kiến thu về 1,7 tỷ euro sau khi ký kết hợp đồng tài trợ áo đấu trị 845 triệu euro với MU. Doanh thu trong 3 tháng 3, 4 và tháng 5/2017 của Nike gần chạm mốc 8 tỷ euro, nhiều hơn số tiền mà Chelsea kiếm được trong lịch sử 112 năm tồn tại của mình.

Trong khi đó, mức lương siêu khủng của Cristiano Ronaldo lên tới 30 triệu euro/năm, chiếm 40% quỹ lương của Juventus. Ngay cả khi gia đình Agnelli - chủ sở hữu CLB Juventus và hãng xe FIAT, có chuyển phần lương của CR7 sang cho FIAT, thì đây vẫn chỉ là phương án "đánh bùn sang ao". Về cơ bản Juventus vẫn mất rất nhiều cho thương vụ “bom tấn” lớn nhất mùa hè 2018. Theo tính toán, tổng chi phí cho thương vụ chiêu mộ Ronaldo của Juventus lên tới 225 triệu euro, bao gồm cả mức lương và phí chuyển nhượng.

Ronaldo gia nhập Juventus
Theo bạn Ronaldo có thành công tại Juventus hay không?

Juventus có Ronado, Inter mua Messi: Thế lực nào chống lưng Serie A?

Sau Ronaldo, người Italia chờ đợi một cú chuyển mình vĩ đại của Serie A.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiến Long (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Chuyển nhượng mùa hè 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN