Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Viktoria Plzeň vs Manchester United 13/12/24 - Trực tiếp
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
0
Logo Manchester United - MUN Manchester United
0
Roma vs Sporting Braga 13/12/24 - Trực tiếp
Logo Roma - ROM Roma
0
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
0
PAOK vs Ferencváros 13/12/24 - Trực tiếp
Logo PAOK - PKT PAOK
0
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
0
Malmö FF vs Galatasaray 13/12/24 - Trực tiếp
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
0
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
0
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

Chuyển nhượng ngoại binh góc khuất ở V-League

Chất lượng ngoại binh ở V-League 2017 nói riêng và nhiều mùa giải gần đây nói chung đều rất thấp. Ngoài vấn đề tiền bạc, đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này?

Ngoại binh như ao tù

Kết thúc lượt đi V-League 2017, hàng loạt ngoại binh bị đưa vào danh sách thanh lý do không đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn. Mới nhất, Long An đã cắt hợp đồng với chân sút Ash Apollon, cái tên từng nhận được nhiều kỳ vọng khi tới từ Thai League. Bên cạnh đó, những CLB khác như: TPHCM, XSKT Cần Thơ, B.Bình Dương, SLNA, SHB Đà Nẵng cũng đang muốn thay ngoại binh để tăng cường sức mạnh cho giai đoạn lượt về.

Chuyển nhượng ngoại binh góc khuất ở V-League - 1

Ngoại binh V-League ngày càng kém chất lượng

Nhu cầu là vậy nhưng để tìm được những cầu thủ ngoại chất lượng thời điểm này không hề dễ dàng. Chẳng phải bỗng dưng những mùa gần đây, V-League gần như không có cầu thủ ngoại mới cập bến gây ấn tượng mạnh. Tiêu biểu như HAGL trong vòng 3 mùa đã thay tới 6 ngoại binh nhưng kết quả thu được vẫn rất hạn chế. Nhìn chung, một vài cầu thủ thi đấu tạm được vẫn là những cái tên cũ và chỉ dịch chuyển từ đội bóng này sang đội bóng khác. Thế nên, nói ngoại binh ở V-League giống như ao tù cũng không ngoa bởi sự thay máu diễn ra quá hạn chế.

Về thực trạng này, bình luận viên Quang Huy cho rằng, sở dĩ ngoại binh V-League chất lượng không cao là do các đội bóng không còn muốn bỏ ra quá nhiều tiền. Ít tiền đương nhiên khó tìm cầu thủ chất lượng. Bên cạnh đó, V-League hiện tại bị cạnh tranh quyết liệt từ Thai League, Liga 1 (Indonesia) hay Super League (Malaysia). Những giải đấu này chất lượng đang được nâng dần lên, đãi ngộ cho cầu thủ cũng rất tốt nên sẽ hút ngoại binh giỏi.

BLV Quang Huy còn chỉ ra một nguyên nhân nữa là do các nhà môi giới, các nhà tuyển trạch ở V-League hầu hết đều không có khả năng tìm kiếm ngoại binh giỏi. “Tôi biết nhiều người làm nhiệm vụ tìm ngoại binh nhưng thiếu kinh nghiệm và năng lực chuyên môn để thẩm định. Từ đó dẫn tới việc có những thương vụ CLB tiền mất tật mang”, BLV Quang Huy chia sẻ.

Quá nhiều rào cản

Trao đổi với Báo Giao thông, một nhà môi giới tên Đ.T.H từng có thời gian làm việc tại V-League cho biết, hiện nay đa phần các CLB muốn tự thực hiện các bước chuyển nhượng để tiết kiệm chi phí. “Có khá nhiều nhà môi giới quốc tế muốn kết nối với các CLB Việt Nam nhưng họ đều khước từ. Họ đặt niềm tin vào người nhà.

Tuy nhiên, tôi khẳng định có nhiều người cầm tiền của CLB nhưng chi tiêu thiếu hợp lý, tìm cách bòn rút nên cuối cùng không tìm được cầu thủ tốt. Điều này dẫn tới việc CLB vẫn phải bỏ ra số tiền lớn nhưng chất lượng ngoại binh ngày càng thấp. Thậm chí, tôi từng biết có trường hợp đến khi ký hợp đồng HLV trưởng mới thấy mặt cầu thủ. Như vậy thì khó đòi hỏi chất lượng được”, nhà môi giới H. cho hay.

Chưa dừng lại ở đó, theo ông H., các CLB V-League đều có nhiều quy định bất thành văn gây khó khăn cho cầu thủ ngoại: “Đơn cử như một cầu thủ ngoại đến thử việc đều phải có phí bôi trơn cho người phụ trách, đôi khi là cả HLV trưởng. Đương nhiên, nếu đã nhận tiền thì phải tạo điều kiện cho cầu thủ ký hợp đồng, dẫn đến việc nhiều cầu thủ chất lượng kém vẫn được ký hợp đồng, ăn lương hàng tháng nhưng chẳng đóng góp được gì”.

Ông H. còn chia sẻ thêm, có một số cầu thủ tốt, nhưng kém nhạy bén trong các mối quan hệ nên bị đẩy đi. “Trường hợp Diabate không được SHB Đà Nẵng ký hợp đồng hồi năm 2015 là ví dụ. Nếu cậu ấy bị bệnh tim thì sao chơi hay như vậy trong màu áo Long An ở mùa giải trước đó. Tôi tin đằng sau vụ này có điều uẩn khúc. Nếu cứ tiếp tục theo hướng này, V-League khó lòng có cầu thủ ngoại tốt trong tương lai”.

Trong khi đó, ông N.Đ.V, Việt kiều đại diện cho một công ty tiếp thị thể thao có trụ sở ở Đức phân tích, nếu muốn V-League sở hữu cầu thủ ngoại chất lượng, cần bỏ ngay thủ tục thử việc. “Chúng ta thấy, những cầu thủ giỏi họ có bao giờ phải thử việc không? Đã đến lúc các CLB ở Việt Nam cần nhìn lại cách làm của mình.

Thử việc bản chất chỉ dùng cho những cầu thủ trẻ hoặc trình độ hạn chế và nó tạo điều kiện cho những kẻ trong bộ máy của các CLB trục lợi. Công tác tuyển trạch cần phải tiến hành chuyên môn, chuyên nghiệp. Đầu tiên là xem CV, xem clip, cử quan sát viên theo dõi vài trận, đàm phán rồi kiểm tra y tế, nếu được thì ký hợp đồng. Sài Gòn trước mùa vừa rồi họ ký 2 cầu thủ mà không cần thử việc. Kết quả cả hai đều chơi tốt, đóng góp nhiều cho thành tích của đội”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hữu Hiệp ([Tên nguồn])
V-League 2024-25: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN