Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Partizan vs AEK Larnaca
Logo Partizan - PAR Partizan
-
Logo AEK Larnaca - AEL AEK Larnaca
-
Celje vs Sabah
Logo Celje - CEL Celje
-
Logo Sabah - SAB Sabah
-
Liverpool vs AFC Bournemouth
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Aston Villa vs Newcastle United
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Tottenham Hotspur vs Burnley
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Burnley - BUR Burnley
-
Sunderland vs West Ham United
Logo Sunderland - SUN Sunderland
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Nottingham Forest vs Brentford
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Brighton & Hove Albion vs Fulham
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Wolverhampton Wanderers vs Manchester City
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Chelsea vs Crystal Palace
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Manchester United vs Arsenal
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Leeds United vs Everton
Logo Leeds United - LEE Leeds United
-
Logo Everton - EVE Everton
-
Sassuolo vs Napoli
Logo Sassuolo - SAS Sassuolo
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Genoa vs Lecce
Logo Genoa - GEN Genoa
-
Logo Lecce - LEC Lecce
-
Roma vs Bologna
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Milan vs Cremonese
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Cremonese - CRE Cremonese
-
Como vs Lazio
Logo Como - COM Como
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Cagliari vs Fiorentina
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Juventus vs Parma
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Parma - PAR Parma
-
Atalanta vs Pisa
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Logo Pisa - PIS Pisa
-
Udinese vs Hellas Verona
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Logo Hellas Verona - VER Hellas Verona
-
Inter Milan vs Torino
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Torino - TOR Torino
-

Cầu thủ đua nhau về “cái ao làng” thì mơ gì World Cup?!

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

(PLO)- Hàng loạt cầu thủ loại A của các đội tuyển quốc gia trong chính sách “cầu thủ di sản” đua nhau về “cái ao làng”.

Một vấn đề nảy sinh cực lớn và đầy thất vọng là nhiều cầu thuộc tuyển thủ hạng A quay về đầu quân các CLB quốc gia Đông Nam Á. Họ thi đấu ở “cái ao làng” làm sao mơ World Cup?

Muốn giấc mơ World Cup thành hiện thực phải thoát khỏi "cái ao làng". Lịch sử phát triển bóng đá Đông Nam hơn 2 thập niên qua giải cơn khát World Cup luôn bị thách thức và luôn đi vào ngõ cụt.

Joao Figueiredo góp bàn vào chiến thắng 4-0 trước Việt Nam nay về "cái ao làng" về đá M-League trong màu áo Johor Darul Tazim. Ảnh:CTP

Joao Figueiredo góp bàn vào chiến thắng 4-0 trước Việt Nam nay về "cái ao làng" về đá M-League trong màu áo Johor Darul Tazim. Ảnh:CTP

Singapore với đề án “Goal 2010”, Thái Lan với “Goal 2018”, Philippines với nguồn cầu thủ di sản mục tiêu lên tốp 5 châu Á. Hiện nay Indonesia và Malaysia khai thác nguồn cầu thủ di sản- cầu thủ mang hai dòng máu như kiểu Đặng Văn Lâm, Nguyễn Filip,Cao Pendant Quang Vinh... nhằm thoát "cái ao làng" là giấc mơ của bóng đá Đông Nam Á.

Nhưng rồi hiện nay, nhóm cầu thủ này thi nhau tìm về bóng đá "ao làng" Đông Nam Á đầu quân cho các CLB theo kiểu “việc nhẹ lương cao”,vậy giấc mơ World Cup của Đông Nam Á về đâu, nếu không muốn nói là tan vỡ?!

Truyền thông Indonesia vô cùng thất vọng với Jens Raven, 19 tuổi bỏ Dordecht của Hà Lan để về CLB Bali Utd.

Truyền thông Indonesia vô cùng thất vọng với Jens Raven, 19 tuổi bỏ Dordecht của Hà Lan để về CLB Bali Utd.

Hãy nhìn sang Nhật Bản và Hàn Quốc... họ chắp cánh cho những cầu thủ trong nước sang châu Âu chơi bóng càng nhiều càng tốt. Chỉ có con đường đó mới đưa Nhật Bản, Hàn Quốc mạnh lên. Họ có những tài năng nhí đặc biệt gửi sang châu Âu đào tạo từ bé.

Nhìn cách phát triển rất chậm nhưng chắc của bóng đá Hàn Quốc và Nhật Bản tại World Cup cho thấy nhiều thứ. Những năm 1990, 2000 đến nay, Hàn Quốc và Nhật Bản là những vị khách thường xuyên của World Cup nhưng đến giải đá ba trận vòng bảng thua thảm rồi ra về. Những World Cup gần đây, tuyển Nhật Bản và Hàn Quốc đều có tiến bộ.

Trung vệ Jordi Amat của tuyển Indonesia cũng về "cái ao làng" Persija Jakarta, bóng đá Indonesia còn không có nỗi 1 suất đá giải hạng hai châu Á. Ảnh: AFC

Trung vệ Jordi Amat của tuyển Indonesia cũng về "cái ao làng" Persija Jakarta, bóng đá Indonesia còn không có nỗi 1 suất đá giải hạng hai châu Á. Ảnh: AFC

World Cup 2018 và 2022 cả hai đội Nhật Bản và Hàn Quốc đều vào vòng 16 đội. Đó là nhờ con số cầu thủ Nhật, Hàn đến châu Âu thi đấu ngày càng nhiều...

Đông Nam Á thì đang ngược lại, những cầu thủ chơi giải hạng thấp ở châu Âu (có dòng máu Đông Nam Á) được mời về với mức lót tay và lương cao... thế là họ bằng mọi giá tìm về cái ao làng bóng đá Đông Nam Á “việc nhẹ lương cao".

Cách đây 2 ngày, tiền đạo tiềm năng thuộc “nguồn di sản” của Indonesia là Jens Raven vừa tròn 19 tuổi gia nhập CLB Bali của Indonesia. Anh có tên trong đội U-23 Indonesia đá giải U-23 Đông Nam Á.

Khi anh làm lễ ra mắt CLB Bali Utd với bản hợp đồng 3 năm, báo chí Indonesia chưng hửng và “ngớ người” ra vì thất vọng. Họ cứ tưởng Raven tiếp tục khoác áo CLB Dordecht của Hà Lan để phát triển nghề nghiệp. Dordecht, CLB hạng ba Hà Lan thì lương bổng đâu bao nhiêu, tất nhiên cầu thủ có quyền lựa chọn cho mình để lo cho cuộc sống.

Báo chí Indonesia chỉ ra hàng loạt vụ tương tự như Jens Raven của bóng đá Indonesia đó là Erza Wallian, Irfan Bachdim, Egy Maulana... từ Hà Lan về Indonesia chơi bóng rồi “mất dạng” luôn vì phong độ đi xuống, dù Indonesia tốn tiền rất nhiều cho họ. Truyền thông Indonesia rất thất vọng về điều này, cụ thể là hai cầu thủ mới nhất gồm trung vệ Jordi Amat từ Johor Darul Tazim (Malaysia) quay về Persija Jakarta, Jens Ravens từ Dordecht về Bali Utd. Nền bóng đá Indonesia cấp CLB có thứ hạng AFC rất thấp, họ còn không có nỗi một suất đá AFC Champions 2.

Trong khi đó, một trong bốn gương mặt tạo nên sự khác biệt của tuyển Malaysia đánh bại tuyển Việt Nam 4-0 đêm 10-6 là Joao Figueiredo cũng vậy. Anh này mùa tới về Johor Darul Tazim...

Hàng loạt “cầu thủ di sản” thuộc đội hình A của tuyển Indonesia hiện nay, nay mai cũng sẽ tiếp tục về Indonesia vì thất nghiệp ở châu Âu. Vậy bóng đá Đông Nam Á trông chờ gì việc hiện thực hóa giấc mơ World Cup của “cầu thủ di sản” này khi họ ồ ạt quay về nước chơi bóng.

Hãy nhìn sang Thái Lan với nguồn cầu thủ di sản như trung vệ Doloh Eliah, Manuel Bihr, Jonathan Khemdee... Lâu nay, họ chơi bóng ở Thái Lan và vẫn là tuyển thủ quốc gia Thái Lan nhưng họ có hơn gì cầu thủ trong nước hay Đông Nam Á đâu? Họ đâu hơn Nguyễn Thành Chung, Bùi Tiến Dũng... của Việt Nam.

Chuyện thủ môn Đặng Văn Lâm là một điển hình. Anh chút tiếng tăm cùng vài danh hiệu là phong độ tuột dốc khi bằng lòng với chính mình, mất suất đội tuyển dù cái tuổi hiện nay của Đặng Văn Lâm (31 tuổi) phải là đang đỉnh cao phong độ.

Chúng ta chẳng trách được lựa chọn của các cầu thủ, họ có quyền chọn nơi làm việc... vấn đề là nhìn thấu đáo, thay vì trông chờ theo kiểu “ăn xổi ở thì” thì nền bóng đá Đông Nam Á cần chú trọng công đào tạo, nâng chất đội ngũ HLV đào tạo trẻ...

Trung vệ Phạm Lý Đức tiết lộ tình hình của đội tuyển U23 Việt Nam trước thềm buổi tập thứ hai tại Jakarta (Indonesia), chuẩn bị cho “chiến dịch” U23...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TẤN PHƯỚC ([Tên nguồn])
Đội tuyển Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN