Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Philippines vs Myanmar
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

Bố Công Phượng lâng lâng kể chuyện con trai (Bài 3)

Những ngày tháng 9 này, ông Nguyễn Công Bảy, bố Công Phượng, như sống trong những giây phút lâng lâng vì những gì mà cậu con trai đội trưởng U19 Việt Nam mang lại.

Ngồi theo dõi trận chung kết U19 Việt Nam –U19 Nhật Bản, ông Nguyễn Công Bảy gần như không rời mắt khỏi màn hình, nhất là những pha tấn công có sự góp mặt của tiền đạo mang áo số 10. Ông tỏ ra rất lo lắng khi thấy Công Phượng nằm sân do bị đối phương phạm lỗi.

Ông Bảy tâm sự: “Đáng ra tôi phải đi ra Hà Nội để theo dõi trực tiếp trận đấu. Đã có nhiều cô chú ở HAGL gọi điện về động viên tôi đi Hà Nội xem bóng đá, nhưng vì công việc đồng áng đang vào vụ thu hoạch, vườn tược, trâu, bò, lợn, gà cần chăm sóc nên tôi xung phong ở nhà để bà nó đi xem. Hơn nữa, tôi đang cùng nhóm thợ hoàn thiện cho xong ngôi nhà đang xây. Nhưng từ hôm đó đến giờ, bất cứ trận đấu nào của U19 Việt Nam nào tôi cũng không bỏ sót”.

Bố Công Phượng lâng lâng kể chuyện con trai (Bài 3) - 1

Ông Bảy cũng là người rất đam mê bóng đá

* Ký ức về đêm mất ngủ hơn 7 năm trước

Sau nhiều giờ ngồi trò chuyện cùng ông Bảy, chúng tôi mới vỡ lẽ ra tình yêu bóng đá của Phượng được truyền lại từ bố mình. Theo lời ông kể, ngày xưa hai cậu con trai là Công Phượng và anh trai quá cố (Công Khoa) đá bóng ở cái sân nhỏ trong nhà thì họ luôn luôn muốn được đá bóng cùng bố mỗi khi ông đi làm về. Bố con cứ thế đá bóng cùng nhau.

Nhiều hôm, vì mải đá bóng quên giờ về nhà, Công Phượng đều đợi bố đi làm về để đỡ bị mẹ mắng. Lớn lên, ông Bảy cùng bà Hoa đã ủng hộ con trai thi tuyển vào các lớp học đá bóng khi thấy niềm đam mê, tài năng vượt trội của Phượng so với các bạn cùng trang lứa ở khu vực xã Mỹ Sơn (huyện Đô Lương).

“Lúc đầu khi con tôi xuống huyện tập bóng lớp thầy Vinh, quãng đường thì xa, phương tiện lại không có. Nhiều khi tôi thấy thương cho mẹ thằng Phượng hơn vì hàng ngày bà ấy cứ phải đạp xe 4 lần để đưa nó tập bóng. Những lúc như thế, tôi thường nói với thằng Phượng rằng con phải tập nên thân, tập cho tốt, đỡ phụ công của mẹ vất vả sớm hôm”.

Trong suy nghĩ của nhiều gia đình ở các làng quê nghèo Nghệ An thời đấy thì nếu con thi đỗ được vào “lò” SLNA mới là cầu thủ giỏi, còn nếu trượt thì coi như chấm dứt giấc mơ bóng đá.

Nhưng gia đình ông Bảy bà Hoa lại có lý do khác để quyết tâm cho cậu con trai Nguyễn Công Phượng đi tập bóng đá. Nguyên nhân là bởi Phượng đã một lần dự tuyển vào lò đào tạo trẻ của SLNA, nhưng không được nhận vì thiếu tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng.

Bố Công Phượng lâng lâng kể chuyện con trai (Bài 3) - 2

Từ giấc mơ trở thành cầu thủ hơn 7 năm trước, Công Phượng hiện nay đang là trụ cột ở đội tuyển U19 Việt Nam

Với nhiều đứa trẻ, việc đó xem như chấm dứt giấc mơ bóng đá, nhưng Phượng lại khác, bởi sau “cú sốc” cậu lại càng đam mê cháy bỏng hơn. Điều đó thôi thúc cho ông Bảy bà Hoa thêm động lực để cho con trai thử sức ở một môi trường mới.

Đang ngồi kể chuyện cũ về Công Phượng rất hào sảng nhưng nhắc đến giai đoạn đầu tiên lặn lội vào Gia Lai, ông Bảy lại xúc động nghẹn lời vì nhớ lại ký ức của hơn 7 năm về trước.

Ông Bảy cho biết quyết định đưa Công Phượng vào Gia Lai thi tuyển là rất khó khăn vì kinh phí, vì đường xá đi lại, đò xe cách trở: “Đêm đầu tiên, cả hai vợ chồng tôi không ngủ được khi nghĩ đến chuyện có nên cho thằng Phượng đi vào Gia Lai thi bóng đá hay không. Vì lúc đó trong nhà tiền cũng hết, lúa ngoài đồng chưa đến mùa thu hoạch.

Nhưng rồi vợ chồng thống nhất là cho nó đi học bóng đá. Sáng mai, bà Hoa phải đi bán lợn, bán lúa non ngoài đồng để kiếm tiền cho hai cha con đi vào Gia Lai. Hồi đó, làm gì có tuyến xe đi từ Mỹ Sơn (Đô Lương) vào Gia Lai như bây giờ mà phải nhờ đứa cháu trong họ chở xuống Vinh, rồi bắt xe đi Gia Lai. Lần đó thằng Phượng đã đậu vào vòng sơ loại thì bố con lại đi về nhà chờ. Khoảng 10 ngày sau chúng tôi nhận được giấy báo gọi vào thi tuyển tiếp vòng 2, vòng chung kết.

Chỉ trong vòng 1 tháng đầu tiên đó mà cả hai bố con phải lặn lội quãng đường Mỹ Sơn – Vinh – Gia Lai đến 6 lần. Nhưng khi nhận được tấm giấy báo trúng tuyển cuối cùng, chúng tôi mừng rơi cả nước mắt. Năm đó tôi một lần nữa đưa cháu vào nhập học, nhưng lần nhập học này thì vui hơn nhiều, bớt đi lo lắng so với 6 lần trước đó”.

* Bố đã già, Công Phượng lãnh trách nhiệm nuôi em

Đối với gia đình nông dân thuần tuý như ông Bảy, bà Hoa, kinh tế gia đình không thể trông chờ vào mấy sào ruộng khoán, hay chăn nuôi gia súc, gia cầm. Khi công việc đồng áng nông nhàn, ông Bảy lại lên đường đi làm thợ xây dựng để kiếm tiền gửi về nuôi các con ăn học.

Ông Bảy nói: “Bây giờ tôi già rồi, sức khoẻ không có nữa nên ở nhà chứ những năm trước tôi đi thợ xây, xa gia đình nhiều hơn cả thời gian ở nhà. Có những thời điểm tôi đi cùng các bác người quen trong xóm đi xây ở tận trong Tây Nguyên một năm chỉ về nhà được vài lần (chủ yếu là thời điểm đồng áng vào mùa) rồi lại đi.

Bố Công Phượng lâng lâng kể chuyện con trai (Bài 3) - 3

Ông Nguyễn Công Bảy tự hào về con trai Công Phượng

Vất vả kiếm kế sinh nhai như tôi không phải là hiếm. Nhưng khi vất vả nhất tôi đều nghĩ mình cố gắng làm tốt nhất cho con. Sau này thằng Phượng được đậu vào học viện, gia đình không còn phải chu cấp, nhưng còn 4 đứa anh em nó nữa, chúng tôi cũng phải nuôi ăn học nên vợ chồng phải cố gắng”.

Trong khoảng 2 năm trở lại đây, Công Phượng bắt đầu có thu nhập ổn định, anh đều gửi về cho bố mẹ đỡ đần công việc trong nhà.

Ông Bảy kể: “Trước đây, nhiều lần muốn gọi về nhà, Phượng đều xin thẻ điện thoại của anh chị nó, nhưng giờ nó có thu nhập, nó lại gửi về để bố mẹ xây nhà, lo tiền ăn học cho các em. Thằng Phượng là đứa hiếu thảo nên những việc trong nhà nó đều gọi điện về để hỏi bố làm cái gì, mẹ làm cái gì. Cứ thời gian được nghỉ tết, nghỉ hè là nó cứ quấn quít lấy tôi và gia đình, chứ không chịu đi chơi đâu đó.”

Câu chuyện giữa phóng viên với ông Nguyễn Công Bảy cứ thế kéo dài như không dứt. Ông Bảy đang chờ tháng tới, ngôi nhà sắp xây xong để chờ đón Công Phượng về nhà mới khi anh thi đấu ở vòng chung kết giải U19 châu Á trở về.

* HLV đầu tiên ở quê nhà dạy Công Phượng đá bóng đã nói gì về đội trưởng của U19 Việt Nam hôm nay?. Mời các bạn đón đọc bài cuối vào lúc 13h ngày thứ ba, 16/9.

Video bàn thắng đẹp mắt của Công Phượng vào lưới U19 Úc tại giải U19 ĐNÁ:

Hơn 7 năm trước, mặc dù đang đi làm ăn xa nhà (đi xây ở Tây Nguyên cùng nhóm thợ trong xóm) nhưng khi cậu con trai Công Phượng có ý định thi tuyển vào học viện HAGL – Arsenal.JMG ông Nguyễn Công Bảy đã xin nghỉ việc để về đưa con vào Gia Lai ứng tuyển.

Chỉ trong vòng 1 tháng hai cha con đã lặn lội theo xe khách trên cung đường từ xã Mỹ Sơn (Đô Lương) – Vinh – Gia Lai và ngược lại đến 6 lần. Mệt nhọc, tốn kém nhưng tất cả đã oà lên vui mừng khi Công Phượng nhận được giấy báo trúng tuyển vào học viện HAGL –Arsenal.JMG.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trọng Nguyên ([Tên nguồn])
Công Phượng: Ngôi sao mới của bóng đá Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN