Đất nền Thanh Trì tăng nóng, có nơi gần 2 cây vàng/m2

Trong mấy ngày gần đây, trên địa bàn huyện Thanh Trì tin đồn tái “sốt” đất một lần nữa lại diễn ra, có khu vực được rao tới 100 triệu/m2.

Sốt đất “ăn theo” quy hoạch, nhất là thông tin lên quận đã không ít lần diễn ra tại các huyện trong danh sách được đề xuất. Tại Thanh Trì, trong khoảng hai năm trở lại đây, mặt bằng giá đất nền trên địa bàn huyện đã trải qua không ít lần biến động.

Khu vực phân lô gần UBND huyện và mặt đường Ngọc Hồi có giá dao động từ 60 - 100 triệu/m2

Khu vực phân lô gần UBND huyện và mặt đường Ngọc Hồi có giá dao động từ 60 - 100 triệu/m2

Hiện tại, khu vực có giá đất cao nhất là mặt đường Ngọc Hồi, thị trấn Văn Điển với mức giá dao động từ 70 - 100 triệu đồng/m2. Đất trong ngõ, ô tô đi vào được có giá khoảng 30 - 40 triệu đồng/m2. Còn đất ở xa trung tâm như tại Vạn Phúc, Đông Mỹ thì rẻ hơn, dao động khoảng 20 - 30 triệu đồng/m2.

Theo khảo sát, tại xã Ngũ Hiệp, một lô đất rộng 45 m2 mặt tiền kinh doanh đẹp đang được rao bán với giá 4,3 tỷ đồng (khoảng 95 triệu đồng/m2). Hay một lô khác ở Thịnh Liệt diện tích 57 m2 đang được rao bán với giá 4,35 tỷ đồng (hơn 76 triệu đồng/m2),...

Cụ thể, tại một số trang mạng chuyên về bất động sản, một lô đất có sổ đỏ tại Ngũ Hiệp có diện tích 45m2, được rao bán với giá 4,3 tỷ đồng, tương đương gần 96 triệu đồng/m2. Lô đất này được quảng cáo nằm trên mặt phố Ngũ Hiệp, có vỉa hè.

Hay 1 lô đất khác tại mặt đường Ngọc Hồi có diện tích 125m2 được rao bán với giá 8,8 tỷ đồng, tương đương 70,4 triệu đồng/m2; với diện tích nhỏ hơn (62 m2) ngay mặt đường Ngọc Hồi đang được rao bán với giá 6,2 tỷ đồng (tương đương khoảng 100 triệu đồng/m2).

Anh Nguyễn Văn Hồng (một môi giới nhà đất ở huyện Thanh Trì) cho hay, đất tại khu vực giáp đường QL1A cũ có giá cao nhất, dao động từ 60 - 90 triệu đồng/m2 nếu có đường rộng ô tô đỗ cửa.

“Những khu đất như trên bây giờ rất hiếm hoặc nếu có thì cũng ít giao dịch, một phần do giá cao một phần chủ đất cũng không muốn bán bởi họ kỳ vọng giá sẽ tăng thêm” – anh Hồng nói.

Theo lời anh Hồng, những lô đất nằm trong ngõ rộng tầm 2m, giá cũng dao động từ 25 - 40 triệu đồng/m2, so với hồi đầu năm 2020 thì chỉ vào khoảng 15 - 18 triệu đồng/m2.

Các khu vực khác trên địa bàn huyện như Cầu Bươu,… giá đất cũng tăng từ 3 - 5 triệu đồng/m2. Đất Cầu Bươu kể từ khi có khu đô thị mới Cầu Bươu cũng tăng từ 25 lên đến 30 triệu đồng mỗi m2.

Nhiều thông tin rao bán đất nền, tuy nhiên lượng giao dịch không nhiều

Nhiều thông tin rao bán đất nền, tuy nhiên lượng giao dịch không nhiều

Thực tế, trong khoảng hai năm trở lại đây, thông tin nâng cấp 4 huyện vùng ven lên quận đã khiến thị trường bất động sản ven đô nổi sóng. 

Từ năm 2018 đến nay, đặc biệt là thời điểm đầu năm 2019, tại các huyện như Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức và Thanh Trì giá đất nền đã được đẩy tăng gấp rưỡi, có nơi tăng gấp đôi. Bước sang những ngày đầu năm 2021, đà tăng vẫn chưa có dấu hiệu dừng.

Nằm ở phía Nam Hà Nội, Thanh Trì có nhiều lợi thế trong bối cảnh quỹ đất tại tại các quận trung tâm ngày càng khan hiếm. Việc Hà Nội định hướng mở rộng đô thị về phía Nam mang đến nhiều tiềm năng cho huyện này.

Hiện Thanh Trì đang triển khai xây dựng dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đường nối từ đường 70B qua các thôn và một số khu đô thị.

Ngoài ra, trong tương lai, Thanh Trì sẽ có cầu Ngọc Hồi kết nối loạt khu đô thị của Vinhomes, Ecopark tại Hưng Yên với khu Nam Hà Nội…

Song, nếu xét về thị trường bất động sản, Thanh Trì vẫn kém phát triển hơn so với Long Biên hay Gia Lâm. Những dự án bất động sản tại huyện này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, như KĐT Cầu Bươu (21 ha), KĐT Xa La (20 ha), KĐT Đại Thanh (17 ha), khu nhà ở Tổng cục V (23 ha),...

Do đó, theo các chuyên gia giá đất nền có thể tăng nhưng không loại trừ hiện tượng “sốt ảo” lặp lại. Nhà đầu tư nên thận trọng khi dốc tiền theo tin đồn "quy hoạch sớm sẽ diễn ra" hay "hạ tầng được đầu tư”.

Trước đó, rất nhiều cơn sốt đất ảo tại Đông Anh, Hoài Đức, Thanh Trì đã diễn ra trên thị trường, nhiều nhà đầu tư ăn theo đã phải chôn vốn tại các mảnh đất “không biết đến bao giờ sẽ có quy hoạch”.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay, thời điểm sau Tết, giá bất động sản tại một số huyện ngoại thành Hà Nội tăng nhưng chưa phải tăng theo giá trị đầu tư thật, mà chủ yếu do những nhà đầu cơ, lướt sóng, tập trung vào những khu vực thị trường “nóng”, ăn theo thông tin quy hoạch, đề xuất dự án hạ tầng hoặc thông tin lên quận huyện.

Để tránh “sập bẫy” giá ảo, theo ông Đính, người mua cần tìm một công ty môi giới uy tín để hỏi thông tin. Người dân cũng cần tự trang bị cho mình những thông tin về quy hoạch và tiềm năng khai thác của khu vực đất dự định mua.

Đồng thời, tham khảo thông tin quy hoạch hoặc giá cả khu vực muốn mua đất từ những đơn vị quản lý Nhà nước. Ngoài ra, người dân nên tìm hiểu kỹ giá đất ở khu vực xung quanh trong bán kính từ 3 - 5km để so sánh giá.

“Với các khu vực xuất hiện thông tin quy hoạch, chính quyền và các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, thông tin rõ lộ trình quy hoạch và cảnh báo người dân, đồng thời quản lý chặt các hoạt động chuyển nhượng, mua bán đất để đảm bảo an ninh, trật tự địa phương”, ông Đính khuyến cáo.

Nguồn: [Link nguồn]

”Đại gia” Bắc Giang chi 13 tỷ xây nhà trọ ”sang chảnh” như khách sạn gây sốt

Khu nhà trọ 7 tầng khang trang với cổng và lan can được làm bằng nhôm đúc mạ đồng vàng óng, có thang máy, phòng tập gym...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Những kênh đầu tư năm 2021 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN