“Những câu chuyện đẹp” của Phúc

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Năm thứ hai đã được trợ giảng cùng các thầy, nghiên cứu và đoạt giải Euréka, đoạt giải cuộc thi tay nghề trong nước và thế giới về Công nghệ thông tin, làm khách mời chia sẻ kỹ năng nghề nghiệp ở nhiều hội thảo, chưa tốt nghiệp đã có việc làm tại một công ty công nghệ... Đó là "những câu chuyện đẹp" của Trần Văn Phúc (khoa Công nghệ thông tin, trường ĐH Công nghiệp TP. HCM) trong buổi giao lưu cùng tên, mới đây.

Phúc làm bài thi trong “Kỳ thi tay nghề thế giới” tại Nga ngành CNTT, năm 2019. (Ảnh: NVCC)

Phúc làm bài thi trong “Kỳ thi tay nghề thế giới” tại Nga ngành CNTT, năm 2019. (Ảnh: NVCC)

2 năm chinh phục 1 giải thưởng Tháng 8/2019, Phúc là thí sinh đại diện Việt Nam tham gia “Kỳ thi tay nghề thế giới” tại Nga, ngành CNTT. Dịp đó, Phúc đã trải qua 2 tuần tại Kazan (nơi được mệnh danh là “thủ đô thứ ba” của Nga).

“Kỳ thi đó có 28 quốc gia tham dự, sử dụng công nghệ rất mới và khác biệt để thử tài thí sinh. Trước khi diễn ra kỳ thi một tuần, tụi mình được Ban Tổ chức gửi một bản mô tả chung chung về một công ty cần phần mềm để khai thác, vận chuyển dầu khí. Lúc đó, mình nghĩ dầu khí chắc phải liên quan đến máy dò hoặc máy khai thác dưới biển. Mình đã đưa ra các giả thuyết mà đề sẽ yêu cầu như làm bài toán hoặc thiết kế phần mềm. Nhưng thật bất ngờ, đề thi thực tế lại yêu cầu phần mềm giao dịch quản lý dầu khí, liên quan nhiều đến logistics chứ không phải khai thác dưới biển. Cũng may mà mình hoàn thành xong phần thi”, Phúc nhớ lại. Lần đó, Phúc giành được chứng chỉ Kỹ năng xuất sắc.

Trước khi tham gia “Kỳ thi tay nghề thế giới”, Phúc từng đoạt giải Nhất ở Kỳ thi tay nghề quốc gia và Kỳ thi tay nghề do bộ Công Thương tổ chức; giành được Huy chương Đồng Kỳ thi tay nghề ASEAN diễn ra tại Thái Lan.

“Mất gần hai năm mình mới chinh phục giải thưởng trong vòng cuối “Kỳ thi tay nghề thế giới”. Mình may mắn được nhiều giải trong nước và khu vực, nhưng khi bước ra đấu trường quốc tế, mình cảm thấy phải cần phải quan sát, học hỏi thêm rất nhiều. Những kỳ thi đã giúp mình có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng và nhận ra nghề lập trình chính là niềm đam mê để theo đuổi lâu dài”, Phúc chia sẻ.

Phúc (áo vàng, hàng thứ nhất) chụp ảnh với các thí sinh tham gia “Kỳ thi tay nghề thế giới” tại Nga, ngành CNTT, năm 2019. (Ảnh: NVCC)

Phúc (áo vàng, hàng thứ nhất) chụp ảnh với các thí sinh tham gia “Kỳ thi tay nghề thế giới” tại Nga, ngành CNTT, năm 2019. (Ảnh: NVCC)

Đam mê nghiên cứu khoa học

Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Phúc đã kết hợp với bạn sinh viên khóa dưới là Trần Đăng Khoa (năm thứ ba, khoa Điện, trường ĐH Công nghiệp TP. HCM) cùng nghiên cứu ra hệ thống giúp những người sống thực vật giao tiếp bằng đôi mắt.

Phúc (thứ hai, từ trái qua) trong Lễ tuyên dương và bảo trợ tài năng trẻ TP. HCM, năm 2019. (Ảnh: NVCC)

Phúc (thứ hai, từ trái qua) trong Lễ tuyên dương và bảo trợ tài năng trẻ TP. HCM, năm 2019. (Ảnh: NVCC)

Với tính ứng dụng cao và mang lại nhiều lợi ích, sản phẩm của Phúc và Khoa đã đoạt giải Ba trong Cuộc thi Euréka 2019 do Trung tâm Khoa học Công nghệ trẻ TP. HCM tổ chức và là một trong 5 đề tài được Quỹ phát triển của cuộc thi tài trợ phát triển.

“Khi tìm hiểu về cuộc sống của những bệnh nhân đang phải "sống thực vật", tụi mình thấy rằng, họ rất khó chịu và bất lực khi không thể giao tiếp, cử động được, mọi việc chỉ có thể nhận biết qua đôi mắt. Nếu không được giao tiếp, bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng chết não. Không chỉ vậy, những người chăm sóc cho bệnh nhân cũng gặp phải “cực hình” khi không hiểu người bệnh muốn gì, cần gì để đáp ứng… Điều đó gây ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian, công việc, kể cả tinh thần của thân nhân người bệnh", Phúc cho biết.

Phúc (thứ ba, từ phải qua) trong chuyến tham gia cuộc thi thi tay nghề ASEAN diễn ra tại Thái Lan. (Ảnh: NVCC)

Phúc (thứ ba, từ phải qua) trong chuyến tham gia cuộc thi thi tay nghề ASEAN diễn ra tại Thái Lan. (Ảnh: NVCC)

Để thực hiện dự án, hai bạn phải thường xuyên đến các bệnh viện để khảo sát, tham khảo ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ, giúp chiếc máy hoàn thiện sản phẩm một cách an toàn nhất và hỗ trợ hiệu quả nhất cho các bệnh nhân. Trong quá trình nghiên cứu, Phúc và Khoa cũng gặp khá nhiều khó khăn ở khâu tìm kiếm bệnh nhân thích hợp để có thể thực nghiệm thiết bị của mình một cách chính xác.

Truyền cảm hứng đến sinh viên

Từ đầu năm thứ hai, Phúc đã tham gia trợ giảng cho một số thầy trong khoa Công nghệ thông tin của trường. Nhờ vậy mà kỹ năng thuyết trình và khả năng trò chuyện trước đám đông của Phúc dần cải thiện. Ngoài tham gia trợ giảng, Phúc cũng sắp xếp tham gia các hoạt động phong trào do Đoàn - Hội trong trường, trong khoa phát động.

Tuy đã đi làm nhưng Phúc vẫn thường xuyên về dự sinh hoạt tại CLB An toàn Thông tin của trường ĐH Công nghiệp TP. HCM. “Câu lạc bộ là nơi mình đã gắn bó trong suốt quãng thời gian sinh viên. Mình đã học hỏi rất nhiều từ những người anh đi trước và đến giờ mình cũng muốn quay lại để chia sẻ cho các bạn sinh viên mới bước vào ngành học”, Phúc tâm sự.

Phúc tham gia với vai trò là khách mời trong chuỗi chương trình giao lưu sinh viên tiêu biểu “Sinh viên TP. HCM – Những câu chuyện đẹp”, do Nhà văn hóa sinh viên TP. HCM tổ chức, năm 2020.

Phúc tham gia với vai trò là khách mời trong chuỗi chương trình giao lưu sinh viên tiêu biểu “Sinh viên TP. HCM – Những câu chuyện đẹp”, do Nhà văn hóa sinh viên TP. HCM tổ chức, năm 2020.

Gần đây, Phúc còn trong vai trò là khách mời, diễn giả chia sẻ về câu chuyện của mình trong các hội thảo, các buổi trò chuyện kỹ năng chuyên ngành: Hội thảo Kỹ năng Australia – Việt Nam do Chính phủ Việt Nam và Phòng Thương mại Australia tại Việt Nam tổ chức, chương trình Kỹ năng nghề nghiệp của Tổng cục Dạy nghề.

Ngoài ra, Phúc tham gia với vai trò là khách mời trong chuỗi chương trình giao lưu sinh viên tiêu biểu “Sinh viên TP. HCM – Những câu chuyện đẹp”, do Nhà văn hóa sinh viên TP. HCM tổ chức.

“Với mình, thú vị nhất là được về chia sẻ cho chính các bạn sinh viên trong khoa và trong trường. Cũng giống như các bạn ấy, vài năm trước, mình cũng mông lung trong định hướng công việc sau khi ra trường sẽ theo “ngách nhỏ nào”? Cần bổ sung những kỹ năng gì? May mắn hơn các bạn là mình trưởng thành sớm qua các cuộc thi và gặp được nhiều “tiền bối” trong nghề chỉ dạy”, Phúc bộc bạch.

Ngày 5/7 tới đây, Phúc sẽ nhận giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ XI, năm 2020, do T.Ư Đoàn trao tặng.

“Những câu chuyện đẹp” của Phúc - 6

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyện xúc động về người mẹ của nghệ sĩ piano giành 16 giải thưởng quốc tế

Có những ngày cơm không đủ ăn, chỗ không có để ngủ, nhưng người mẹ sẵn sàng đưa đồng tiền cuối cùng để con trai...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hà Chi ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN