Trời nóng, người có bệnh này cần kiêng cua đồng vì rất độc

Cua đồng là một loại thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và được xếp vào danh sách thực phẩm mang lại nguồn chất đạm quan trọng trong bữa ăn hằng ngày.

Tuy nhiên, quá trình chế biến và ăn cua sai cách lại rất gây hại cho cơ thể. Bởi hiện nay, cua tự nhiên rất dễ bị sống trong những ao hồ bị nhiễm bẩn, hoặc cua nuôi thì nghi ngờ bị nuôi bằng hóa chất.

Trời nóng, người có bệnh này cần kiêng cua đồng vì rất độc - 1

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có 2 loại độc tố Dioxin và PCBs thường được tìm thấy nhiều ở thịt cua được nuôi ở khu vực nước bị ô nhiễm. Người ăn phải độc tố này có biểu hiện như: phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan…thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Ngoài ra, do nhiều người không có thời gian chế biến nên thường chọn cua xay sẵn. Người bán hàng vì lợi nhuận đã xay lẫn cả cua đã chết. Trong khi đó, những cua đã chết, nhất là chết lâu, axit amin histidine sẽ biến đổi thành chất độc histamine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, đau đầu, choáng váng, nôn mửa…

Theo các chuyên gia, người có những dấu hiệu sau tốt nhất không nên ăn cua đồng:

Phụ nữ có thai

Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Đồng thời, do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.

Người bị bệnh gout

Có 2 lý do chính khiến người bị bệnh gout không được phép ăn cua đồng. Thứ nhất là do hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Thứ hai, tính hàn của cua đồng làm cho các chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng.

Trời nóng, người có bệnh này cần kiêng cua đồng vì rất độc - 2

Người bị tiêu chảy

Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn. Trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao. Ngoài ra, người bị dị ứng cũng cần hết sức cẩn trọng khi ăn cua.

Người bị hen

Theo Đông y, cua đồng vốn có tính hàn, vậy nên hạn chế sử dụng cho những người hay bị nhiễm lạnh, đặc biệt với những người bị ho do hen hay cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, những người có cơ địa bị dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, tuyệt đối không nên ăn cua.

Tuy nhiên qua đợt bệnh thì ăn trở lại, không nên kiêng khem tuyệt đối vì trong cua rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe.

Chế biến cua đúng cách

- Môi trường sống của cua đồng có thể chứa các chất độc hại hay chất bẩn, vì vậy khi chế biến cần ngâm nước muối, rửa sạch nhiều lần để có thể loại bỏ tối đa lượng chất bẩn.

- Khi tách riêng phần thịt cua cần ngâm vào nước muối để loại bỏ những kí sinh trùng ẩn sâu trong thịt cua. Khi làm cua nếu thấy những loại ký sinh trùng này bạn nên loại bỏ, không nên vì tiếc của mà giữ lại.

- Việc phân biệt cua đồng và cua nuôi có thể nhận biết qua cảm quan. Cua đồng thường có màu nâu đất, rất bóng, hai càng cua thường không cân đối, một bên to hơn bên còn lại rất nhiều lần. Bên cạnh đó, màu sắc của cua đồng cũng khá khác cua nuôi, cua nuôi thường xanh, trắng đục, xám trong khi cua đồng thường có màu nâu.

Thịt bò rất tốt nhưng tuyệt đối không nên ăn vào thời điểm này trong ngày để tránh gây hại

PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, thịt bò nhiều protein, rất khó tiêu....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN