Sai lầm tai hại khi ăn hải sản và cách ăn hải sản an toàn, tốt nhất cho sức khỏe

Sự kiện: An toàn thực phẩm

Nếu ăn cách này thì hải sản sẽ có hương vị đặc biệt, chất dinh dưỡng sẽ được “bảo toàn” hơn.

Sai lầm tai hại khi ăn hải sản và cách ăn hải sản an toàn, tốt nhất cho sức khỏe - 1

Hải sản rất tốt nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ  ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

TS.BS Phan Bích Nga – GĐ Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng-Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hải sản rất tốt cho cơ thể bởi lượng axit béo omega 3 có trong hải sản giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, làm giảm hàm lượng chất béo trong máu, giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể.

Ngoài ra, hải sản rất giàu sắt và kẽm, đó là những dưỡng chất rất tốt để cải thiện các vấn đề xấu của bệnh thiếu máu. Việc thường xuyên ăn hải sản sẽ giúp tăng mức độ hemoglobin của cơ thể. Bên cạnh đó, trong hải sản giàu kẽm.

Trong hải sản chứa nhiều canxi, duy trì độ chắc khỏe cho xương, giúp cơ thể bạn giảm nhẹ các vấn đề liên quan đến đau khớp, viêm khớp.

Theo TS.BS Phan Bích Nga, ăn hải sản sống là cách tốt nhất để đảm bảo dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Hàng trăm năm nay, con người đã ăn sống các loại hải sản như cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến… Những loại hải sản này nếu được ăn sống sẽ có hương vị đặc biệt, chất dinh dưỡng sẽ được “bảo toàn” hơn so với khi nấu chín.

“Nếu hải sản đảm bảo tốt về mặt an toàn thực phẩm, đánh bắt ở nơi không có ô nhiễm thì cách ăn sống cực kỳ tốt cho sức khỏe”, TS.BS Phan Bích Nga chia sẻ.

GĐ Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng lý giải, ăn hải sản sống thì không bị mất chất dinh dưỡng. Thực tế, những nước phát triển dùng hải sản tươi sống hằng ngày thì tuổi thọ trung bình cao hơn hẳn so với vùng mà người dân có thói quen ăn các món ăn nấu chín.

Tuy vậy, TS.BS Phan Bích Nga cũng cảnh báo rằng, hải sản được nuôi và sống ở các vật thể như trong lốp xe ô tô không tốt, có thể nhiễm độc và hóa chất độc hại.

Ngoài ra, nếu hải sản nuôi ở môi trường nhiễm độc, người ăn sẽ có nguy cơ dính virus ký sinh trùng. Các loại vi khuẩn này sẽ gây nên những triệu chứng như nóng lạnh, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, tổn thương da. Vì vậy, những người có bệnh tiểu đường, gan, tiêu hóa không nên ăn hải sản sống.

Cũng theo chuyên gia mọi người cũng không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn hải sản. Trên thực tế, nhiều người rất thích ăn hoa quả tráng miệng sau bữa cơm, nhưng nếu vừa ăn hải sản xong thì đừng ăn hoa quả vội.  Bởi những chất dinh dưỡng phong phú như đạm, canxi chứa trong tôm, cá sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu kết hợp với các loại quả như hồng, nho, lựu, sơn trà, thanh quả. Thêm vào đó, thành phần hóa học của các loại hoa quả này lại dễ dàng kết hợp với canxi có trong hải sản hình thành nên một chất khó tiêu hóa dẫn đến đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất nên ăn hoa quả sau khi ăn hải sản 2 tiếng.

Những thói quen sai lầm khiến tủ lạnh thành ổ bệnh

Nếu không biết cách sử dụng bạn sẽ vô tình biến tủ lạnh thành ổ bệnh, làm thức ăn bị biến chất và gây hại cho...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
An toàn thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN