Những điều kiêng kị và nên làm trong Tết Đoan Ngọ năm 2022 để nhận về may mắn, tránh xui xẻo

Sự kiện: Tết Đoan Ngọ

Trong dân gian người ta thường quan niệm rồi mách nhau những điều nên và không nên làm trong Tết Đoan Ngọ để nhận về may mắn, tránh xui xẻo.

Sự tích Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ - một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á – được cúng lễ vào 5/5 Âm lịch hằng năm. Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 3/6 Dương lịch. Thực chất Tết Đoan Ngọ là một phong tục lễ Tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Ảnh minh họa.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Ảnh minh họa.

Tết Đoan Ngọ xuất phát từ điển tích trong dân gian. 

Điển tích này có nhiều dị bản khác nhau. Theo đó, một năm nông dân đang ăn mừng vì được mùa thì sâu bọ kéo đến, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.

Dân làng đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cách cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio, trái cây.

Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ bay đi. 

Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn định cảm tạ nhưng ông lão đã đi đâu mất.

Để tưởng nhớ sự việc trên, dân chúng đặt cho ngày này là ngày 'Tết diệt sâu bọ', có người gọi là 'Tết Đoan Ngọ', vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Từ đó, dân gian thường cúng ngày Tết Đoan Ngọ bằng một số món ăn và hoa quả phổ biến theo mùa như: rượu nếp, nếp cẩm, bánh tro, mận, vải…

Hiện nay, Tết Đoan Ngọ vẫn rất được coi trọng. Đây cũng là dịp để con cháu khắp nơi trở về sum họp, đoàn tụ gia đình.

Tết Đoan Ngọ nên tắm nước lá từ thiên nhiên. Ảnh minh họa.

Tết Đoan Ngọ nên tắm nước lá từ thiên nhiên. Ảnh minh họa.

1. Những điều kiêng kị trong Tết Đoan Ngọ

- Kiêng vứt giày dép lộn xộn: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ "tà", nghĩa là tà khí. Trong ngày thường và đặc biệt là ngày Tết Đoan Ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.

- Tránh để rơi tiền: Rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống. Khi đi du lịch vào ngày này, dù xa hay gần, bạn cũng cần lưu ý giữ tiền bạc cẩn thận.

- Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái: Trong ngày Tết Đoan Ngọ nếu đi du lịch hoặc đi xa và có ý định mua đồ lưu niệm nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà về.

- Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ: Theo phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, không nên ở trong những phòng bài trí các đồ vật mang tính chất tôn giáo như tranh, tượng phật, thánh… Bởi tác dụng chính của những vật phẩm này là trấn áp tà khí, chứng tỏ phòng ốc đó có vấn đề.

- Tránh dừng chân ở nơi âm u: Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.

2. Những việc nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ

- Thực hiện nghi thức giết sâu bọ

Người xưa quan niệm trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở, gây nguy hại cho con người. Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.

Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả vào ngày 5/5. 

Người miền Bắc thường diệt sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và diệt sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng bánh tro và hoa quả…

- Tắm nước lá từ thiên nhiên

Thông thường, vào ngày mùng 5/5, sau khi đã ăn cơm rượu để giết sâu bọ, mọi người sẽ tắm bằng nước đun lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre… Người xưa cho rằng: tắm lá mùi để mồ hôi toát ra, có cảm giác khoan khoái dễ chịu, thơm tho làm cho con người phấn chấn. Cách tắm này lại trị được cảm mạo bởi lá mùi là vị thuốc nam.

- Nên gội đầu, xông lá thơm

Chống lại cái nóng oi bức của giờ ngọ (ngày hè), mọi người già, trẻ thường đun các loại lá như bưởi, mùi, tía tô, kinh giới, sả, tre... để tắm, xông phòng bệnh cảm mạo. 

Đặc biệt, phụ nữ còn gội đầu, mong muốn có một mái tóc đen, mượt, dài. Đây là một phương pháp chữa bệnh của người xưa, giúp cơ thể thải độc, tinh thần thư thái, phấn chấn.

* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.

Nguồn: [Link nguồn]

Văn khấn và giờ đẹp nhất để làm lễ cúng Tết Đoan ngọ

Vào ngày Tết Đoan ngọ (mùng 5/5 Âm lịch) người Việt Nam thường làm mâm cơm để cúng tổ tiên và cầu mong một mùa làm ăn mới thuận hòa, may mắn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhà nghiên cứu văn hóa - Chuyên gia phong thủy Song Hà ([Tên nguồn])
Tết Đoan Ngọ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN