Những "đại kỵ" khi ăn nhãn, không phải ai cũng biết

Nhãn là trái cây phổ biến của mùa hè ở nước ta, nó rất tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên với một số người mắc bệnh sau khi ăn nhãn phải hết sức cẩn trọng.

Công dụng của quả nhãn đối với sức khỏe

Quả nhãn rất nhiều khoáng chất. Ảnh minh họa.

Quả nhãn rất nhiều khoáng chất. Ảnh minh họa.

Tăng cường vitamin C cho cơ thể: Nhãn là trái cây giàu vitamin C. Trong 100 g nhãn có chứa 84 mg dưỡng chất này, cung cấp 93% lượng vitamin C khuyến cáo hàng ngày cho nam giới và 100% nhu cầu của nữ giới.

Tốt cho xương khớp: Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ mãn kinh có nồng độ thấp các khoáng chất như đồng, dễ bị loãng xương khi về già. Theo khuyến cáo, người lớn nên tiêu thụ 900 mg đồng mỗi ngày. 100 g nhãn tươi sẽ cung cấp 19%, trong khi 100 g nhãn khô chứa tới 807 mg đồng, cung cấp 90% lượng đồng người lớn nên nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Quả nhãn giàu sắt: Với mỗi phần 100 g nhãn khô chứa khoảng 5 mg, tương đương 62% nhu cầu sắt hàng ngày cho nam giới và 28% cho nữ giới.

Những người ăn chay và ăn kiêng có khả năng bị thiếu sắt hơn những người ăn thịt. Đó là do sắt trong thức ăn thực vật không được hấp thụ dễ dàng như sắt ở các sản phẩm động vật. 

Giảm căng thẳng, trầm cảm: Nhãn có tác dụng kích thích lá lách và tim mạch hoạt động hiệu quả, làm trẻ hóa quá trình lưu thông máu, cung cấp hiệu ứng làm dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Chúng cũng giúp điều trị chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ và trầm cảm.

Những ai không nên ăn nhãn

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những người bị thừa cân, béo phì không nên ăn nhiều nhãn: Trong quả nhãn có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến tình trạng tăng cân, béo phì càng thêm nghiêm trọng. Ăn 300 gram nhãn hoặc vải tươi tương đương với 1 bát cơm trắng. Do đó, những người đang muốn giảm cân cần nên hạn chế ăn loại quả này.

Những người bị tiểu đường, gan nhiễm mỡ hạn chế ăn nhãn: Nhãn có vị ngọt mát nên nhiều người thích ăn loại quả này, tuy nhiên không phải ai ăn cũng tốt. Do chứa lượng đường cao nên nhãn không phải thực phẩm thích hợp với người bị bệnh tiểu đường và gan nhiễm mỡ.

Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều nhãn: Theo các chuyên gia sức khỏe, phụ nữ mang thai có sức khỏe yếu, hay nóng trong người hoặc bị táo bón, miệng đắng, không nên ăn nhãn, đặc biệt khi mang thai 7-8 tháng. Loại quả này có thể gây nóng trong, đau bụng, chảy máu, thậm chí gây động thai, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thai nhi và bà mẹ.

Người bị mụn nhọt: Nhãn chứa nhiều khoáng chất, vitamin A, C, kali, photpho, magie và sắt tốt cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều loại quả này có thể khiến cơ thể sinh nhiệt, gây nóng trong, nổi mụn trứng cá, mụn nhọt, mẩn ngứa nếu ăn nhiều. Bởi vậy khi ăn nhãn, nên bổ sung nước lọc, rau xanh để giảm nguy cơ nổi mụn nhọt.

Nguồn: [Link nguồn]

4 nhóm thực phẩm ”đại kỵ” với sầu riêng, tránh ăn cùng nhau để phòng ngộ độc

Các chất dinh dưỡng trong sầu riêng khá cao nên khi ăn sầu riêng cần tránh kết hợp với một số thực phẩm để phòng tránh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trúc Chi  ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN