Món ăn vặt ở Ấn Độ khiến nhiều người tò mò, thu hút cả nhà khoa học

Để bán món ăn này, người bán cần tuân thủ nguyên tắc không được phép tiết lộ nguồn gốc của nó. Điều này khiến các nhà khoa học và thực vật học vẫn đau đầu đi tìm câu trả lời.

Ram kand mool là món ăn phổ biến trên đường phố Ấn Độ. Ngay từ những năm 1980, nó đã thu hút sự quan tâm của các nhà thực vật học tại đất nước này. Mặc dù cố gắng tìm nguồn gốc của món ăn này nhưng người ta vẫn không biết nó xuất hiện từ đâu.

Món ăn vặt ở Ấn Độ khiến nhiều người tò mò, thu hút cả nhà khoa học - 1

Đây là một món ăn rất dễ nhận biết trên đường phố Ấn Độ, những người bán hàng rong sẽ cắt một lát mỏng như tờ giấy từ một củ khổng lồ màu đỏ. Không ai trong số những người này tiết lộ nguồn gốc của loại củ này hoặc từ đâu mà có, đôi khi có một vài người tiết lộ nhưng câu trả lời đều khác nhau hoàn toàn.

Một số người cho rằng, đây là củ nhưng số khác lại nghĩ đó là thân cây. Hầu hết những người bán đều từ chối trả lời hoặc trả lời rằng mình mua từ bên thứ 3 nên cũng không rõ nguồn gốc. Điều kỳ lạ là thực tế là ngay cả các nhà khoa học cũng không thể đưa ra câu trả lời rõ ràng.

Món ăn vặt ở Ấn Độ khiến nhiều người tò mò, thu hút cả nhà khoa học - 2

Ram kand mool thường được quảng cáo là nguồn thực phẩm duy nhất của vua Rama khi ông bị đày vào rừng cùng với vợ là Sita và anh trai Lakshman. Những người bán hàng cho rằng, món này có thể giúp hạ nhiệt, làm dịu cơn đói và khát, đặc biệt còn giúp giảm đau. Nó thường được ăn kèm với một số loại gia vị như ớt, muối, chanh, đường. Một củ có thể nặng tới 300kg và người ta dùng con dao bén cắt lát thật mỏng bên trên.

Năm 1994, tiến sĩ Koppula Hemadri bắt đầu đi khắp Ấn Độ để tìm ra nguồn gốc của món Ram kand mool. Cuộc tìm kiếm của ông kết thúc bằng loài cây có tên Agave (Chi Thùa – một loài thực vật có hoa trong họ của măng tây). Tuy nhiên, bản thân ông thừa nhận rằng, mình không chắc chắn đây có phải là đáp án chính xác nguồn gốc của món Ram kand mool.

Món ăn vặt ở Ấn Độ khiến nhiều người tò mò, thu hút cả nhà khoa học - 3

Vào thời điểm đó, tiến sĩ Hemadri cùng một nhà thực vật học có tên Ali Moulali đã cố gắng trả một số tiền khoảng 2000 Rupee (615.000 VND) cho một người bán Ram kand mool nhằm mục đích để họ tiết lộ nguồn gốc của món ăn này. Sau khi ngập ngừng, người này đã nói rằng đó là Kitta Nara – cái tên này có liên quan tới cây Agave. Điều thú vị nhất mà người này nói thêm, đó là nó không phải là rễ cây mà là một thứ gì đó mọc trên mặt đất.

Sự tiết lộ này là một bước đột phá trong công cuộc tìm kiếm của các nhà thực vật học về món Ram kand mool. Năm 2010, một nhóm các nhà khoa học đã tiến hành xét nghiệm AND của một lát cắt Ram kand mool. Kết quả thu được trùng khớp với AND của cây Agave tới 80%.

Tất cả những bằng chứng thu nhập được tính tới thời điểm lúc đó đều chỉ liên quan tới cây Agave. Các nhà khoa học khi nghĩ về điều này thì nhận ra cây Agave chứa nhiều alkaloid – một chất độc nếu tiêu thụ với số lượng lớn. Đó có thể là lý do khiến người ta chỉ cắt lát mỏng để bán.

Món ăn vặt ở Ấn Độ khiến nhiều người tò mò, thu hút cả nhà khoa học - 4

Năm 2011, các cuộc điều tra đã dần làm sáng tỏ hơn về Ram kand mool, nó có liên quan tới cây Agave Sisalana – một trong số loài cây thùa. Sau khi cắt bỏ lá sẽ để lộ ra một thân củ lớn, màu trắng tương tự như những gì người ta bán trên đường phố Ấn Độ. Phát hiện quan trọng này đã được đăng trên Tạp chí khoa học hiện đại vào năm đó. Nhưng tất cả chưa phải là kết thúc của câu chuyện.

Bởi vì có một số loại cây Agave giống nhau, cùng thuộc loài Chi Thùa nên các nhà khoa học không thể tìm ra chính xác nguồn gốc của món ăn vặt Ram kand mool là gì. Nó có thể là loài Sislana, Americana hoặc của một loài nào đó.

Món ăn vặt ở Ấn Độ khiến nhiều người tò mò, thu hút cả nhà khoa học - 5

Một số các nhà khoa học thậm chí còn không tin đây là thân của của cây Agave. Tiến sĩ Chenna Kesava – một trợ lý giáo sư về dinh dưỡng và công nghệ ở Bengaluru, người có nhiều năm nghiên cứu về cây Agave đã tuyên bố một cách chắc chắn rằng, Ram kand mool không phải làm từ cây Agave. Ông nói rằng, cây Agave có độ ngọt cao, dạng sợi, khó cắn trong khi món Ram kand mool lại “có cảm giác cắn vào rất mượt và trơn, không ngọt lắm”.

Thêm vào đó, trang Wikipedia mô tả rễ của cây bụi Maerua Oblongifolia là nguồn gốc của món Ram kand mool và nó sẽ được mang tới cho người bán một cách bí mật.

Có thể nói rằng, việc giữ bí mật nguồn gốc của món Ram kand mool được cho là nguyên tắc bắt buộc nếu ai muốn buôn bán món ăn này. Các quan chức ở Maharashtra đã cố gắng theo dõi những người bán món này nhưng không có kết quả. Việc tiết lộ thông tin về nguồn gốc của món Ram kand mool được cho là điều cấm kỵ.

Nguồn: [Link nguồn]

Trộn 500 quả chuối với cỏ khô rồi đem chôn thành bia của người Ấn Độ

Chuối là loại trái cây được nhiều người yêu mến, có rất nhiều cách ăn chuối khác nhau, thế nhưng khi thấy cách ăn của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng (Theo OD) ([Tên nguồn])
Món ăn ngon nhất thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN