Loại rau được thế giới ưa chuộng, mọc dại đầy ở Việt Nam, có công dụng lọc phổi, thải độc gan cực tốt

Rau diếp cá không chỉ được ưa chuộng ở Việt Nam, mà còn được nhiều nước trong khu vực châu Á vừa dùng làm thực phẩm, vừa dùng làm thuốc chữa bệnh.

Rau diếp cá hay còn gọi là cây lá giấp, ngư tinh thảo, là loại rau quen thuộc đối với người dân Việt. Tại nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật, diếp cá vừa dùng làm thực phẩm vừa để chế thuốc.

Theo các nghiên cứu của y học, cây diếp cá có chất decanoyl-acetaldehyd, đây là chất mang tính kháng sinh. Do vậy, nó có tác dụng kháng khuẩn (ức chế tụ cầu, liên cầu, phế cầu, bạch hầu, e.coli...); diệt ký sinh trùng và nấm.

Bên cạnh đó, trong rau diếp cá còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: vitamin A, vitamin B, protein, canxi, sắt, kali, chất xơ,... tốt cho cơ thể con người.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, diếp cá được dùng làm thuốc điều trị bệnh viêm phổi do nhiễm virus. Rau có tác dụng ức chế đáng kể đối với sự lây nhiễm và nhân lên của virus. Khả năng chống viêm của diếp cá có thể nhờ các thành phần flavonoid, natri houttuyfonate và polysacarit.

Ngoài ra, diếp cá còn dùng đắp ngoài chữa dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, làm thuốc chữa khó tiêu và thuốc bó những chỗ bị tổn thương để kích thích sự phát triển của xương. Trong điều trị lâm sàng, diếp cá thường có thể phối hợp với các thuốc khác để điều trị lỵ, cảm, sốt, quai bị.

Ở Nepal, diếp cá được dùng trong một số chế phẩm chữa bệnh cho phụ nữ. Cả cây được coi như thuốc làm mát, tiêu độc, chữa khó tiêu và điều kinh. Lá được dùng trị bệnh lỵ, bệnh lậu, bệnh về da, mắt.

Theo Thư viện Y học quốc gia Mỹ, các nghiên cứu gần đây đã phát hiện polysaccharides và natri houttuyfonate trong diếp cá bảo vệ đường ruột. Một số thành phần khác tăng cường hàng rào cơ học đường ruột và hàng rào miễn dịch.

Gần đây, các sản phẩm tự nhiên trong thực vật đã cho thấy tác dụng hữu hiệu trong phòng ngừa và điều trị các bệnh về gan. Chiết xuất ethyl acetate của diếp cá có tác dụng bảo vệ gan, cho thấy hoạt động chống oxy hóa đáng kể ở chuột bị tổn thương gan.

Các thành phần chống oxy hóa của diếp cá cũng có tác dụng với quá trình sửa chữa tế bào tim. Ở chuột mắc bệnh tiểu đường, uống liên tục 2% chiết xuất nước diếp cá trong 8 tuần có thể điều hòa lượng oxy, ức chế các tác động xấu của bệnh tiểu đường tới tim.

5 bài thuốc Đông y hữu hiệu từ rau diếp cá

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bài thuốc trị lao phổi ra máu, khạc ra đờm hôi

Sử dụng ngư tinh thảo 63g (ngâm với một bát nước khoảng một giờ), sắc nhanh, bỏ bã, cho một quả trứng gà vào, đánh đều và ăn. Để có hiệu quả tốt, nên sử dụng 1 ngày 1 lần với liệu trình điều trị 15-30 ngày.

Diếp cá hỗ trợ trị viêm khí phế quản

Sử dụng 60g lá diếp cá, 20g lá tỳ bà, nước ép bí đao 100ml. Cách làm là dùng lá diếp cá và tỳ bà ép lấy nước, các nước ép cùng đem trộn đều, có thể thêm chút đường trắng hòa tan.

Diếp cá hỗ trợ trị sưng đau

Rau diếp cá, lá nhọ nồi; cải rừng, xương sông, dưa chuột, khế, đơn đỏ, huyết dụ tất cả đều 15g; xích hoa xà 3 lá, bí đao 3 lát, củ nâu 3 lát rồi đem giã nát, thêm nước và vắt lấy nước uống, còn bã thì đắp vào chỗ sưng.

Chữa đau đầu, chóng mặt và khó ngủ

Lấy 100g rau diếp cá rửa sạch rồi xay sinh tố uống để chữa đau đầu khó ngủ.

Diếp cá xông hậu môn để chữa trĩ

Để sử dụng phương pháp này, người bệnh dùng 2 bó rau diếp cá rồi đem rửa sạch, nghệ tươi đập dập, sung bổ đôi rồi thêm một thìa muối nhỏ, sau đó cho khoảng 2 lít nước và đun sôi. Đổ phần nước đó ra chậu rồi ngồi xông hậu môn khoảng 15 phút. Sau khi xông hậu môn, nếu nước còn ấm, người bệnh có thể sử dụng để ngâm và rửa hậu môn. Kiên trì áp dụng xông hậu môn bằng lá diếp cá từ 2 – 3 tháng thì sẽ thấy các búi trĩ co lên hẳn.

Ăn rau diếp cá hằng ngày có tốt không?

Rau diếp cá có thể giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Nhưng cũng tương tự với các loại rau thơm khác, người dùng có thể sử dụng rau diếp cá mỗi ngày nhưng ở mức vừa phải, không nên quá lạm dụng rau diếp cá.

Trong trường hợp muốn bổ sung rau diếp cá hàng ngày, phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y nhằm sử dụng cho phù hợp, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Nguồn: [Link nguồn]

Loại rau dại “ăn“ sương và “thở“ bằng khí, có tiền chưa chắc đã mua được

Từng là loài rau dại cứu đói ngày xưa, giờ đây những loại rau này lại trở thành đặc sản đắt đỏ được người tiêu dùng săn lùng. Giá cũng “chát“ không kém rau đặc sản.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Thực phẩm tốt cho sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN