Lễ vật cúng Rằm tháng Giêng trong mâm cỗ miền Nam cần có những gì?

Sự kiện: Rằm tháng Giêng

Người xưa có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”, vì vậy những mâm cúng ngày Rằm tháng Giêng thường được coi trọng và chuẩn bị chu đáo, cẩn thận dù ở bất kỳ đâu, cùng xem lễ vật cúng Rằm tháng Giêng trong miền Nam gồm có những gì?

Ảnh: Mâm cúng rằm tháng Giêng của người miền Nam không thể thiếu thịt kho hột vịt.

Ảnh: Mâm cúng rằm tháng Giêng của người miền Nam không thể thiếu thịt kho hột vịt.

Lễ vật cúng Rằm tháng Giêng trong mâm cỗ người miền Nam luôn có gà luộc 

Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu) là rằm đầu tiên trong năm. Dân gian quan niệm đây giống như ăn Tết lần 2, vì vậy lễ vật cúng rằm phải rất cẩn thận, chuẩn bị chu đáo. Đối với người Miền Nam lễ vật cúng rằm tháng Giêng trong mâm cỗ không thể thiếu gà luộc.

Với món thịt gà luôn là món ăn cổ truyền trong những dịp làm mâm cỗ quan trọng của người Việt, từ lễ Tết, tới đám cưới, đám hiếu, tân gia nhà mới...

Lễ vật cúng Rằm tháng Giêng trong mâm cỗ người miền Nam không thể thiếu bát canh khổ qua nhồi thịt

Lễ vật cúng Rằm tháng Giêng trong mâm cỗ miền Nam cần có những gì? - 2

Quả khổ qua hay ngoài Bắc gọi là quả mướp đắng là món ăn quen thuộc của người miền Nam, qủa khổ qua có vị nhặng đắng không dễ ăn nhưng nếu ăn quen, vị nhặng này sẽ gây nghiện, đồng thời quả khổ quả là loại quả thuộc mát, chữa được nhiều bệnh cho người nóng gan, bị táo. Với người miền Nam, quả khổ qua được chế biến đặc trưng nhất là nhồi với thịt. Ngoài ra theo dân gian cho rằng ăn canh khổ qua để xua tan điều không tốt trong năm cũ, cho cái khổ đi qua. 

Chính vì vậy, món canh khổ qua nhồi thịt luôn là lễ vật cúng Rằm tháng Giêng trong mâm cỗ phía Nam. Ngoài ra món bánh tét cũng là lễ vật được bày trên mâm cỗ. Bánh tét với phần vỏ nếp dẻo, nhân đậu xanh béo mềm và thịt mỡ mặn mà tượng trưng cho mùa xuân bình an, mong ước sum vầy.

Lễ vật cúng rằm tháng Giêng không thể thiếu món thịt kho hột vịt

Thịt kho hột vịt là món ăn tượng trưng cho trời tròn đất vuông, trong đó miếng thịt mang hình vuông, quả trứng tròn mang ý nghĩa về một năm mới trọn vẹn, đầy đủ. Ngoài ra mỗi nhà còn biến tấu thêm các món ăn khác như tôm khô củ kiệu, gà xé phay… 

Người miền Nam cũng thường cúng xôi chè, bánh ít, bánh cúng, nhiều vùng vẫn gói bánh tét. Ngoài ra trong mâm cỗ còn có thêm cơm tẻ, loại nguyên liệu phổ biến hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở.

Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại quả xanh, với mong muốn cầu sung túc đủ sài. Các loại quả thường thấy như: mãng cầu, đu đủ, sung, dừa, xoài. Tráng miệng có nhiều loại mứt trái cây và bánh kẹo ngọt như mứt dừa, me, mãng cầu...

Người miền Nam thường cúng vào giờ chiều tối. Trước đó, người miền Nam có thói quen đổ ra đường xem diễu hành, múa lân hoặc đi lễ chùa.

Người dân đổ ra đường xem múa lân ngày rằm tháng Giêng.

Người dân đổ ra đường xem múa lân ngày rằm tháng Giêng.

Mâm cúng Rằm tháng Giêng có đầy đủ các màu sắc, mùi vị sẽ tạo nên một mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm, an lành và xua đi những vận xui trong năm mới. Lễ vật cúng Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải theo quy chuẩn nào. Các gia đình có thể linh hoạt biện lễ, không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà quan trọng nhất là sự thành tâm.

Nguồn: [Link nguồn]

Gợi ý thực đơn mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng đẹp mắt, tỏ lòng thành kính

Nhiều gia đình lựa chọn làm mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng để tỏ lòng thành kính, cầu một năm mưa thuận gió hòa, an...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phương Diệp ([Tên nguồn])
Rằm tháng Giêng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN