Làm đẹp dưỡng nhan bằng lẩu hoa cúc giống Từ Hy Thái Hậu, bạn đã biết chưa?

Từ Hy Thái Hậu (Trung Quốc) trẻ đẹp nhờ nồi lẩu hoa cúc đặc biệt. Và giờ ở Việt Nam món lẩu hoa cúc, bún hoa cúc đang cuốn hút thực khách mùa đông.

Lẩu hoa cúc

Thời nhà Thanh có Từ Hy Thái hậu nổi tiếng thận trọng ăn uống, sống xa hoa và chăm dưỡng nhan để giữ gìn nhan sắc xinh đẹp. Trong số các bí kíp làm đẹp có món lẩu hoa cúc đặc biệt giải độc, dưỡng da thanh mát trẻ khỏe.

Mùa đông các cung nữ thường hái hoa cúc tươi rắc các cánh hoa vào nồi lẩu sôi để bà thưởng thức với công dụng giúp người ăn trẻ mãi không già. Các ngự ẩm triều Thanh cũng giữ thân nhiệt cho mọi người bằng hái hoa cúc tươi rắc cánh hoa vào nồi lẩu sôi sùng sục.

Theo Lương y Quốc gia Nguyễn Anh Đào (nguyên bác sĩ Viện Y học cổ truyền Quân đội), hoa cúc là thảo dược có nhiều tác dụng, y học cổ truyền dùng như phương thuốc truyền thống, vì có tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, chữa và phòng nhiều bệnh. Hoa cúc giúp cơ thể khỏe mạnh, thanh lọc chất độc ra khỏi cơ thể, bổ khí huyết, chống lão hóa, giải nhiệt, giảm huyết áp, hạ nhiệt, thanh lọc cơ thể, an thần, khắc phục bệnh tiểu đường, tăng tuổi thọ.... 

Lẩu hoa cúc trắng. Ảnh minh họa.

Lẩu hoa cúc trắng. Ảnh minh họa.

Ở Việt Nam ngày nay món lẩu rất được ưa chuộng vào mùa đông vì mọi người được sum vầy, ấm áp bên nhau. 

Nước làm lẩu hoa cúc được hầm từ xương lợn, gà. Thực phẩm ăn kèm là các loại thịt gà, cá thái lát...

Hoa cúc được rửa sạch, để ráo. Khi nước lẩu sôi thì cho vào. Nước lẩu hoa cúc đã ngọt nước hầm, thơm hương hoa cúc.

Lẩu hoa cúc vàng. Ảnh minh họa.

Lẩu hoa cúc vàng. Ảnh minh họa.

Ở miền Tây, các nhà hàng thường làm lẩu hoa cúc như sau:

- Xắt bao tử cá, mề gà, hải sâm, và bao tử heo thánh từng miếng nhỏ vừa ăn.

- Rau ăn lẩu gồm: Cánh hoa cúc, rau cải, giá, rau dền và rau thơm, xắt nhỏ.

- Gừng, hành củ xắt mỏng.

- Muối, tiêu để mỗi thứ một ít trong bát nhỏ.

Cho nước dùng (nước lèo) vào lẩu, bỏ hành củ, gừng vào cho thơm và khử tanh.

Sắp rau, thực phẩm xung quanh.

Khi nồi nước lẩu sôi thì gắp thức ăn nhúng vào nồi, để chín tới thì ăn nóng. Ăn kèm với mì.

Có thể chấm với nước tương (xì dầu) có ớt.

Lẩu miền Tây cho hoa cúc vào món ăn như vật trang trí.

Để không bị nóng trong người, bà con thêm vào một số loại rau củ quả vùng miền phù hợp, để nồi lẩu hoa cúc trở thành món thanh đạm, tốt cho sức khỏe.

Bún hoa cúc. Ảnh minh họa.

Bún hoa cúc. Ảnh minh họa.

Bún hoa cúc

Ở phố Thái Hà (Hà Nội) có bán bún hoa cúc nóng hổi lạ miệng, thu hút nhiều thực khách. Giá mỗi bát bún là 30 – 40.000 đ tùy nguyên liệu chọn ăn.

Bún hoa cúc được cho là đặc sản của Vân Nam (Trung Quốc), vào Việt Nam được gia giảm hương vị cho phù hợp với người Việt Nam. Một bát bún được sắp cầu kỳ như bún thang Hà Nội cổ, gồm hoa cúc vàng, rau, trứng, thịt gà, xá xíu, chả, thịt chân giò, lạp xường thái mỏng, nấm... Riêng bát bún đặc biệt thì có thêm sườn, mọc.

Nước dùng chan bún được ninh từ xương, đậm vị, dễ ăn. Tùy thực khách mà cho thêm chua hay không, nhưng bát bún nổi vị thanh dịu kích thích vị giác rất lạ cho thực khách.

Bún được cho vào bát, cùng hành, rau gia vị, hoa cúc...và chan nước nóng vào. Các thực phẩm ngấm nước dùng rất ngon miệng. Cánh hoa cúc chín tái ăn dai, giòn sần sật, cũng là điểm nhấn trong bát bún nhìn rất đẹp mắt, ấn tượng.

Cháo hoa cúc. Ảnh minh họa.

Cháo hoa cúc. Ảnh minh họa.

Cháo hoa cúc

Món cháo thuốc hoa cúc có công dụng để chữa đau mắt và làm sáng mắt. Sau đây là công thức nấu 2 loại cháo thuốc hoa cúc thường dùng:

- Cháo hoa cúc trắng, hạ khô thảo giúp khu phong, thanh nhiệt sáng mắt, giải độc... dùng cho người bị đau mắt đỏ, miệng đắng, mắt chói, tăng huyết áp

Hoa cúc trắng 12g, lá dâu 10g, hạ khô thảo 15g, đậu vàng 30g, gạo tẻ 50g, đường phèn.

Rửa sạch các thảo dược, cho vào nồi đun lấy nước bỏ bã. Nước thuốc lọc bỏ thêm gạo tẻ, đậu vàng, đường phèn vào nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày ăn 2  lần khi ấm.

- Cháo hoa cúc trắng, quyết minh tử:

Hoa cúc trắng 15g, quyết minh tử 15g, gạo tẻ 100g, đường kính trắng 15g.

Rang quyết minh tử thơm lên, để nguội, cho vào nồi nấu với hoa cúc trắng, lấy nước bỏ bã, lọc trong. Gạo tẻ vo rồi cho vào nước thuốc, thêm nước lã vừa đủ nấu thành cháo. Khi ăn cho thêm đường.

Các món khác từ hoa cúc

Hoa cúc (còn gọi là kim cúc, hoàng cúc, dã cúc, cam cúc, cúc vàng nhỏ, khổ ý...), là thảo dược thân thảo. Hoa màu vàng, có mùi rất thơm, mọc đầu cành hay ở kẽ lá. Ở Việt Nam hoa cúc vàng được trồng nhiều để thu hái hoa làm thuốc, ướp chè…

Theo Đông y thì hoa cúc đa tác dụng, có tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, chữa và phòng nhiều bệnh, trị nhiều rối loạn về sức khỏe, giúp giải phóng độc tố hàng đầu, giải nhiệt trong cơ thể và nuôi dưỡng làn da.

Ở Nhật Bản có món bánh hoa cúc nướng nổi tiếng, hay có trong mâm cơm của các gia đình Nhật. Bên cạnh đó là món salad hoa cúc chua – món ăn ghém phổ biến của người Nhật.

Món súp hoa cúc an thần, giúp làm đẹp da tốt cho nhan sắc và sức khỏe đặc biệt là nữ giới.

Hoa cúc xào thịt gà món ăn ngon đưa cơm, mùi thơm hấp dẫn.

Hoa cúc trộn dấm ăn kèm đồ nướng, hoặc kẹp bánh mì.

Hoa cúc cho quá nhiều vào món ăn có thể nồng mùi, cho vào món ăn rất dễ nhận biết. Các đầu bếp giảm bớt độ hăng nồng của hoa bằng cách tách rời cánh hoa, rửa sạch, ngâm với nước pha cốt chanh trước khi cho vào món ăn để khử mùi hăng, cho vào món ăn chỉ còn thơm nhẹ.

Nguồn: [Link nguồn]

Rùng mình với món ăn ”độc nhất vô nhị” trong bữa cơm của Từ Hy Thái hậu

Nhiều người đã từng ăn cho biết, món óc khỉ tươi có mùi vị cực kì kinh khủng, nó bao gồm vị tanh của máu và vị của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Uyển Hương ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN