Hóa ra cúng Tết Đoan ngọ sáng sớm chưa đúng, năm 2023 nên cúng vào giờ này

Sự kiện: Tết Đoan Ngọ

Nhiều người cúng Tết Đoan ngọ vào sáng sớm ngày 5 tháng 5 âm lịch hằng năm, rồi đánh thức trẻ nhỏ dậy để ăn đồ cúng diệt sâu bọ. Nhưng lại có giải thích khác để cúng đúng hơn.

Sự tích Tết Đoan ngọ

Năm nay trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ của nhiều gia đình có hoa sen Quan âm được cắm chủ đạo rất đẹp mắt. Theo quan niệm của người xưa, Tết Đoan Ngọ là thời điểm kết thúc vụ mùa, nông dân thường làm lễ tạ ơn trời đất, gia tiên và ăn mừng mùa vụ tốt. Đồng thời người dân gửi mong muốn mùa vụ sau sẽ bội thu hơn, không bị côn trùng sâu bệnh làm hại, con người nhờ vậy mà mạnh khỏe, đủ đầy...

Tết Đoan ngọ năm nay mâm lễ của nhiều nhà cúng hoa sen Quan âm. Ảnh internet.

Tết Đoan ngọ năm nay mâm lễ của nhiều nhà cúng hoa sen Quan âm. Ảnh internet.

Truyền thuyết xưa kể rằng, năm ấy được mùa nông dân tổ chức ăn mừng bội thu thì sâu bọ ở đâu kéo đến dày đặc ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch – mà người dân bó tay không có cách nào tiêu diệt chúng.

Trong lúc nông dân tưởng mất hết lương thực mùa vụ, thì có ông lão là Đôi Truân đi tới, chỉ có dân chúng mỗi nhà làm mâm lễ bày bánh tro, trái cây dâng cúng. Sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Bà con làm theo và lạ chưa... chỉ một lúc sau sâu bọ đàn lũ lăn ra chết hoặc bỏ đi. Ông lão căn dặn người dân rằng, sâu bọ năm vào dịp này sinh sôi nảy nở nhiều, rất hung hãn nên vào đúng ngày này hàng năm cứ làm như ông bày thì sẽ diệt được chúng.

Dân chúng định cảm tạ thì ông lão đã đi mất, và từ đó nhân gian y lời ông lão dặn cứ ngày này làm lễ và tưởng nhớ công ơn ông - gọi đó là Tết Đoan ngọ (vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ).

Tết Đoan ngọ diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, trong văn hoá Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch cũng là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ với câu ca dao:

"Tháng Năm ngày tết Đoan Dương

Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang"

Ngày 5 tháng 5 âm lịch với bà con vùng đồng bằng Nam Bộ là ngày "Vía Bà" (Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen).

Với người Trung Quốc, sự tích Tết Đoan ngọ có truyền thuyết về Khuất Nguyên - nhà thơ, nhà văn, nhà triết học lớn của nước Sở - người tự trầm mình trên sông Mịch La vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch vì không thể giúp cho Sở Hoài Vương cứu nước vào cuối thời Chiến Quốc - và ngày này thành ngày giỗ của ông.

Tết Đoan ngọ cũng là tết truyền thống của một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc. Chữ "Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 đến 13 giờ - người xưa ăn Tết Đoan Ngọ vào buổi trưa - là lúc mặt trời gần trái đất nhất.

Một mâm lễ cúng Tết Đoan ngọ. Ảnh: internet.

Một mâm lễ cúng Tết Đoan ngọ. Ảnh: internet.

Mâm cúng Tết Đoan ngọ rất đơn giản

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam còn được gọi với cái tên dân dã là Tết nửa năm, Tết diệt sâu bọ.

Ngày 5 tháng 5 âm lịch hằng năm thường rơi vào thời điểm nắng nóng kéo dài, dương khí cao nhất trong năm nên có thể tiêu diệt sâu bọ cho hoa màu và những mầm mống bệnh tật cho con người.

Mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ tùy vùng miền mà biện lễ, nhưng không thể thiếu rượu nếp và các loại quả chua theo mùa. Mâm lễ thường là lễ chay, gồm:

- Hương, hoa, vàng mã.

- Rượu nếp (miền Bắc thường cúng là rượu nếp cái hoa vàng hoặc cơm rượu nếp cẩm).

- Bánh tro (của miền Bắc là loại bánh dễ ăn, dễ tiêu, ngon hơn khi ăn cùng với đường hoặc mật), bánh ú (của miền Nam).

- Xôi, chè.

- Các loại hoa quả (mận, vải, đào... cần phải có và rực rỡ trong mâm cúng.

Người dân miền Trung còn cúng thêm cơm rượu, chè kê (tùy nhà mà có cúng thêm thịt vịt).

Người miền Nam mâm cúng còn có bánh ú, chè trôi nước...

Sau khi cúng Tết Đoan ngọ thì mâm lễ được hạ xuống để cả nhà quây quần thưởng thức rượu nếp cho ký sinh trùng trong cơ thể bị say, rồi ăn thêm hoa quả chua chát để tiêu diệt chúng cùng các loại sâu bọ. Đồng thời thầm cầu mong vụ mùa mới được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân gian bình an, dồi dào sức khỏe...

Tết Đoan ngọ 2023 rơi vào thứ Năm, ngày 22/6 dương lịch.

Thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ trưa (như trên đã nói chữ "Đoan" là mở đầu, chữ Ngọ là giữa trưa - từ 11 đến 13 giờ). Dân gian thường cúng Tết Đoan ngọ vào chính Ngọ (12 giờ trưa) ngày 5/5 âm lịch.

Ngày nay công việc bận rộn, nhiều người đi làm xa nên không thể cúng vào giữa trưa được, vì vậy mà lễ cúng Tết Đoan ngọ tùy nhà mà chọn thời gian cúng cho phù hợp.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao nhiều người ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ?

Bên cạnh rượu nếp, vải thiều, mận, bánh ú tro…, ở nhiều nơi người dân còn ăn thịt vịt trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Hà ([Tên nguồn])
Tết Đoan Ngọ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN