Đến An Giang phải ăn bò cạp, bọ rầy chiên giòn

Đặc sản An Giang thì nhiều vô kể mà món nào món nấy đều thơm ngon độc đáo, không thể không ăn thử.

Cơm nị - cà púa

Đến An Giang phải ăn bò cạp, bọ rầy chiên giòn - 1

Cơm nị trông có vẻ đơn giản nhưng để làm, đòi hỏi rất kỳ công và sử dụng nhiều nguyên liệu. Cơm có vị thơm, lạ của nước cốt dừa, nụ đinh hương, quế cùng với bột hạt điều rang nên rất mềm và dẻo. Còn cà púa được làm từ sự kết hợp giữa thịt bò, hành và đậu phộng. Sự kết hợp giữa cơm nị - cà púa là không thể tách rời.

Tung lò mò

Đến An Giang phải ăn bò cạp, bọ rầy chiên giòn - 2

Tung lò mò hay còn gọi là lạp xưởng bò, ăn ngon nhất khi phơi được 1 - 2 tháng hoặc cho đến khi thịt săn chắc lại. Món này có thể đem nướng hoặc chiên, chấm với muối tiêu chanh, ăn kèm với rau sống, chuối chát thì mới cảm nhận được hương vị độc đáo của thịt bò do người Chăm nơi đây nuôi dưỡng.

Bò cạp Bảy Núi

Đến An Giang phải ăn bò cạp, bọ rầy chiên giòn - 3

Món ăn đầy “thách thức” này có hương vị rất ngon, nhất là khi chiên giòn phần bụng béo ngậy đặc trưng của côn trùng cùng với vị cỏ thuốc đọng lại trong bao tử. Khi ăn bò cạp nên ăn cùng với dưa leo, cà chua, rau thơm và chấm với muối tiêu.

Chè thốt nốt

Đến An Giang phải ăn bò cạp, bọ rầy chiên giòn - 4

Cây thốt nốt là loài cây đặc sản tiêu biểu của vùng An Giang. Từ cây này, người ta có thể chế biến ra vô số món ăn khác nhau, như đường thốt nốt, bánh bò thốt nốt, đặc biệt là chè thốt nốt nước cốt dừa. Chè thốt nốt ăn ngon nhất khi lạnh kèm theo một chút thạch dừa.

Gỏi sầu đâu

Đến An Giang phải ăn bò cạp, bọ rầy chiên giòn - 5

Cây sầu đâu hay còn gọi là cây xoan, là đặc sản của vùng Bảy Núi. Lần đầu ăn sẽ thấy vị đắng, nhưng nếu chịu khó nhai sẽ cảm nhận được dần vị ngọt chảy xuống cuống họng. Người ta thường chế biến lá sầu đâu bằng cách trộn với khô sặt rằn, xoài sống và dưa leo.

Xôi xiêm

Đến An Giang phải ăn bò cạp, bọ rầy chiên giòn - 6

Xôi xiêm có nguồn gốc từ Thái Lan nhưng được người dân An Giang cực kỳ ưa chuộng. Xôi có mùi thơm của nếp và của lá dứa, vị béo đặc trưng của nước côt dừa cùng với vị ngọt thanh của đường thốt nốt. Khi ăn chỉ cần rưới thêm một chút nước sốt làm từ trứng gà, sầu riêng, dừa tươi là đã có ngay một món ăn ngon không thể chê vào đâu được.

Bọ rầy chiên

Đến An Giang phải ăn bò cạp, bọ rầy chiên giòn - 7

Thêm một món ăn “kinh dị” nữa chính là bọ rầy vùng Bảy Núi. Bọ rầy ở đây phát triển nhanh vào mùa mưa, con nào con nấy béo múp. Chế biến bọ rầy khá đơn giản, chỉ cần dồn thịt ba chỉ băm nhuyễn hay nhét thêm đậu phộng vào rồi đem chiên giòn. Món bọ rầy chiên giòn thường được ăn kèm với rau sống, cà chua cắt lát, cải xà lách, chấm với tương ớt, muối ớt chanh.

Khô rắn nướng An Phú

Đến An Giang phải ăn bò cạp, bọ rầy chiên giòn - 8

Vào mùa nước nổi, rắn ở đây nhiều vô số kể. Người ta làm sạch rắn rồi đem phơi khô để chế biến ra nhiều món ngon. Món ăn làm từ rắn món nào cũng đều ngon, ngon đến mức quên mất là nó làm từ thịt rắn. Khô rắn có thể đem nướng hay làm gỏi, nộm đều ngon không kém gì nhau.

Bánh phồng cá linh

Đến An Giang phải ăn bò cạp, bọ rầy chiên giòn - 9

Về cơ bản thì cách làm ra bánh phồng này khá giống với bánh phồng tôm, nhưng lại có hương vị thơm ngon hơn rất nhiều. Chỉ cần cho dầu ngập chảo, bỏ bánh cá linh vào chiên cho đến khi bánh vàng rộm. Bánh chín có màu vàng đẹp, vị ngọt dịu thơm của lá linh.

Mắm Châu Đốc

Đến An Giang phải ăn bò cạp, bọ rầy chiên giòn - 10

Mắm Châu Đốc là đặc sản nổi tiếng nhất của vùng Đông Nam Bộ. Mắm có nhiều loại từ mắm cá lóc, cá linh, cá sặc, cá trèn... món nào cũng mang hương vị rất độc đáo, thơm ngon và có hương vị không lẫn vào đâu được. Mắm được bày bán khá nhiều trong chợ với giá rất phải chăng.

”Chén” ngay 8 đặc sản ngon miệng, sướng dạ dày ở Hải Dương

Ngoài bánh đậu xanh nổi tiếng nhất thì Hải Dương còn nhiều món ngon đang đợi bạn đến khám phá.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Đặc sản 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN