Dàn “vũ nữ chân dài” - đặc sản An Giang "đốn tim" dân nhậu miền Tây

“Vũ nữ chân dài” là cái tên mỹ miều mà người dân vùng Bảy Núi dùng để gọi loại khô được làm từ nhái. Ở xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang có hẳn 1 xóm nghề chuyên làm khô nhái. Xóm nghề này được hình thành cách đây khoảng 10 năm với trên 10 hộ theo nghề.

Khô nhái vốn có nguồn gốc từ nước láng giềng Campuchia, sau khi du nhập về nước ta thì có ít nhiều thay đổi để phù hợp với khẩu vị địa phương. Chính hình dáng đặc biệt của nhái khi phơi khô, kèm theo hương vị thơm ngon đặc biệt, nên loại đặc sản này luôn được khách hàng gần xa ưa chuộng. Từ đó giúp cho nhiều bà con xóm nghề cũng “ăn nên làm ra”.

Dàn “vũ nữ chân dài” - đặc sản An Giang "đốn tim" dân nhậu miền Tây - 1

Từ nghề làm khô nhái, nhiều hộ dân ở xóm nghề ở xã Vĩnh Trung đã có thu nhập ổn định. Ảnh: M.A.

Bà Trần Thị Mai Xuân (xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), chia sẻ: “Nhiều năm trước ở Việt Nam không loại khô này, khô nhái này xuất xứ Campuchia. Tôi nghĩ ở xứ mình cũng có con nhái, nên học theo cách của người ta làm rồi làm theo. Nhìn chung từ lúc làm tới giờ, khô này của mình bán đắt lắm, cũng khoảng 6 năm rồi”..

Theo nhiều bà con theo nghề làm khô nhái, khô nhái hầu như làm quanh năm, thường rộ nhất vào những tháng mùa mưa, vì lúc này số lượng nhái nhiều. Nghề này cực nhất là phải đi bắt nhái từ 22h đêm hôm nay cho đến 4h sáng hôm sau. Nhái tươi sau khi thu mua, người làm khô sẽ cắt bỏ đầu, lột da và rửa sạch thịt nhái, sau đó ướp cùng các gia vị như muối, tiêu, ớt cho thật ngấm.

Dàn “vũ nữ chân dài” - đặc sản An Giang "đốn tim" dân nhậu miền Tây - 2

Dàn “vũ nữ chân dài” - đặc sản An Giang "đốn tim" dân nhậu miền Tây - 3

Để có được những "vũ nữ chân dài" thơm ngon, bắt mắt, phải trải qua nhiều công đoạn. Ảnh: M.A.

Tiếp đến, nhái sẽ được "tắm nắng" để vừa ngấm đều hương vị, thịt vừa săn lại tạo nên một món khô mới lạ. Cách làm khô này không khó, chủ yếu là sự cần mẫn trong khâu lột da và ướp gia vị. Thông thường nhái sẽ phơi qua hai lần nắng khoảng 2 ngày thì mới đủ độ ngon. Khoảng 4kg nhái thịt sau khi lột da mới cho ra được 1kg khô nhái thành phẩm.

 “Con nhái còn tươi đem về ban đêm có người người ta lại làm liền, tới 5h sáng mới rửa cho xong hết, tới 6h là phơi hết cho nó kịp nắng. Cách ướp khô này mỗi người có cách làm khác nhau tùy theo khẩu vị. Khi phơi khô nhái gặp nắng tốt thì con khô nó tươi nó ngon” - bà Xuân cho biết.

Dàn “vũ nữ chân dài” - đặc sản An Giang "đốn tim" dân nhậu miền Tây - 4

Dàn “vũ nữ chân dài” - đặc sản An Giang "đốn tim" dân nhậu miền Tây - 5

Những "vũ nữ chân dài" kiêu sa trước nắng. Ảnh: M.A.

Trung bình một hộ mỗi ngày thu mua 400kg nhái tươi đem sơ chế và chế biến. Vì thế, để có được nguồn hàng ổn định quanh năm, thường người làm phải đặt hàng từ nhiều người soi nhái ở hai huyện Tinh Biên và Tri Tôn.

 Do Nhái là động vật hoang dã sống trong ruộng đồng nên ai chịu khó đi bắt thì cũng kiếm được từ vài trăm ngàn đến gần 1 triệu đồng mỗi đêm. Còn người lột da nhái thuê cũng được trả công với giá 7.000đ/kg, nếu làm chăm chỉ 1 ngày có thể kiếm từ 100-200 ngàn đồng.

Dàn “vũ nữ chân dài” - đặc sản An Giang "đốn tim" dân nhậu miền Tây - 6

Nhiều lao động có thu nhập khá nhờ làm công tại cơ sở sản xuất khô nhái. Ảnh: M.A.

Dàn “vũ nữ chân dài” - đặc sản An Giang "đốn tim" dân nhậu miền Tây - 7

Để có được những con khô nhái ngon, đẹp mắt thì phải phơi ở nắng tốt. Ảnh: M.A.

Chị Nguyễn Thị Tươi (ngụ xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), cho hay: “Thường thì ban đêm tôi đi làm đến sáng xong cũng cơm nước cho gia đình được. Mỗi buổi làm như vậy tôi kiếm được từ 100-120 ngàn đồng, cuộc sống ở quê cũng ổn”.

Dàn “vũ nữ chân dài” - đặc sản An Giang "đốn tim" dân nhậu miền Tây - 8

Nhân công đóng gói khô nhái. Ảnh: M.A.

Với giá bán 350.00-400.000đồng/kg tùy loại, hàng năm, nơi đây cung ứng cho thị trường hàng chục tấn khô nhái thành phẩm. Đến xóm nghề làm khô nhái này bạn sẽ được chiêm ngưỡng những chú nhái được xếp đều đặn, nằm chễm chệ trên giàn phơi rất đẹp mắt. Cách chế biến món khô này đơn giản nhất là chiên giòn ăn cùng nước mắm me, chẳng cần cầu kì mà lại tạo nên thứ mồi “bén”.

Đến Đà Nẵng nên thưởng thức những món ăn đặc sản nào?

Đến Đà Nẵng dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, ngoài thưởng thức những món hải sản như tôm, cua, cá, mưc.... dù thế nào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Anh - Ngọc Quyên ([Tên nguồn])
Đặc sản 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN