Chôm chôm cực tốt và cực độc, biết để tránh kẻo "rước họa vào thân"

Chôm chôm chứa nhiều chất xơ, vitamin C, đồng, mangan, sắt, protein... mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn ăn không đúng cách chẳng khác nào "rước độc" vào người.

Chôm chôm là loại quả được nhiều người yêu thích - Ảnh: Minh họa

Chôm chôm là loại quả được nhiều người yêu thích - Ảnh: Minh họa

Những lợi ích sức khỏe từ chôm chôm

Cả cây chôm chôm, từ gốc đến quả đều rất có lợi cho cơ thể.

- Giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm

Lượng calo trong 100g thịt quả chôm chôm lên tới 82kcal. Nó cũng có 0,35mg sắt, 0,343mg mangan, 0,08mg kẽm, 8mcg folate, 0,022mg riboflavin, 0,013mg thiamin và 0,02mg vitamin B6.

100g thịt quả chôm chôm chứa khoảng 20,87g carbohydrat, 0,9g chất xơ, 0,21g chất béo, 0,65g protein, 22mg canxi, 7mg magiê, 9 mg phốt-pho, 42mg kali, 11mg natri, 4,9mg vitamin C, 1.352mg niacin

- Công dụng chữa bệnh

Quả chôm chôm, chủ yếu là quả xanh được dùng để chữa tiêu chảy và kiết lỵ. Vỏ cây được sử dụng làm săn se. Lá chôm chôm dùng để giảm đau đầu. Vỏ quả phơi khô được sử dụng trong y học cổ truyền. Nước sắc vỏ cây được dùng chữa tưa miệng (nhiễm trùng nấm men). Nước sắc rễ cây dùng hạ sốt. Hạt, vỏ và thịt quả được sử dụng để giảm cholesterol. Quả và và hạt làm giảm đái tháo đường và tăng huyết áp. Vỏ cây cũng được sử dụng để chữa các bệnh về lưỡi

- Công dụng thực phẩm

Quả chôm chôm có thể được ăn tươi hoặc đóng hộp. Quả cây là một thành phần chính trong món salad trái cây, nước ép và thạch. Hạt chôm chôm rang và chiên được dùng như một món đồ ăn vặt. Dầu hạt chôm chôm được sử dụng làm dầu ăn.

- Công dụng làm đẹp

Lá chôm chôm có tác dụng giúp tóc khô xơ trở nên bóng mượt. Hạt chôm chôm giúp chữa sạm da. Chất béo từ hạt chôm chôm được sử dụng thay thế bơ ca cao.

- Công dụng khác

Hạt chôm chôm, đặc biệt là chất béo của hạt được dùng làm nến và xà phòng. Chồi non của chôm chôm được dùng để nhuộm (xanh và vàng). Vỏ quả được sử dụng để nhuộm tơ lụa.

Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể ăn chôm chôm.

Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể ăn chôm chôm.

Những người nên "tránh xa" chôm chôm:

- Người mắc bệnh tiểu đường

Chôm chôm là loại quả có vị ngọt cao, nhiều đường. Vì thế những người có bệnh tiều đường không nên ăn loại quả này để tránh bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

- Người bị nóng trong hay "bốc hỏa"

Quả chôm chôm chứa nhiều chất xơ, vitamin C, đồng, mangan, kiali, sắt, protein... mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Chôm chôm có thể ngăn ngừa các bệnh như viêm ruột thừa, sỏi thận, ung thư ruột già hay bệnh trĩ...

Hàm lượng carbohydrat và protein trong chôm chôm cao đóng vai trò đáng kể trong việc tăng cường năng lượng. Vitamin B có trong chôm chôm giúp hỗ trợ và tăng chuyển hóa năng lượng, nhờ đó chuyển carbohydrat thành năng lượng cỏ thể được cơ thể sử dụng...

Loại quả này cũng sẽ gây nhiệt cho cơ thể, kích thích nổi mụn nhọt, rôm sảy đặc biệt là ở những người bị nóng trong.

- Người đang giảm cân

Những người béo phì đang thực hiện chế độ giảm cân cũng nên tránh xa chôm chôm bởi đây là loại hoa quả nhiều đường, ăn nhiều sẽ khiến bạn không thể giảm cân hiệu quả, thậm chí còn tăng cân.

- Người nhiệt miệng, mụn nhọt, rôm sảy

Chôm chôm chứa nhiều đường nên ăn nhiều chôm chôm sẽ gây nhiệt cho cơ thể, nổi mụn nhọt, rôm sảy.

- Người hay bị đầy bụng khó tiêu

Chôm chôm là loại quả gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, người luôn bị đầy bụng, khó tiêu mà ăn loại quả này sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng, khó chữa hơn.

Kể cả khi không thuộc 4 nhóm người cần kiêng kị chôm chôm, bạn cũng nên cẩn trọng khi ăn loại quả nhiệt đới này. Bạn nên hạn chế ăn chôm chôm vào ngày nắng nóng, bức bối và mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 400-500g.

Nguồn: [Link nguồn]

Tại sao ăn dưa chuột không nên gọt vỏ và phải chà xát 2 đầu?

Sau khi biết được tại sao nên chà xát 2 đầu dưa chuột, chị em hãy trổ tài ngay món dưa chuột xào thịt cực ngon này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN