Đây mới là cách ăn dứa tốt nhât, chuyên gia chỉ rõ nếu bạn thuộc nhóm này thì tuyệt đối không nên ăn

Sự kiện: Mẹo vặt nấu ăn

Thời điểm tốt nhất để bổ sung dứa là sau bữa ăn khoảng 2 giờ và hạn chế ăn nhiều vào buổi tối để tránh bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Thời điểm lớn nhất của dứa chín là giàu vitamin C, ít calo, không chất béo và cholesterol xấu. Ngoài ra, trái cây này cũng là một nguồn dồi dào canxi, kali, vitamin A, folate... rất tốt cho sức khỏe.

Thời điểm ăn dứa tốt nhất là sau bữa cơm khoảng 2 tiếng. Ảnh minh họa

Thời điểm ăn dứa tốt nhất là sau bữa cơm khoảng 2 tiếng. Ảnh minh họa

Mặc dù dứa chín ngọt, nhưng lại chứa nhiều axit tự nhiên, vì vậy tuyệt đối không ăn dứa khi đói bụng. Thời điểm tốt nhất để bổ sung dứa là sau bữa ăn khoảng 2 giờ và hạn chế ăn nhiều vào buổi tối để tránh bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Theo các chuyên gia, để hấp thụ tốt nhất là cắt dứa thành từng miếng để ăn trực tiếp, trường hợp dùng dứa dưới dạng xay, ép thì tốt nhất nên pha theo liều lượng mỗi lần uống để đảm bảo hương vị thơm ngon và dinh dưỡng. 

Dứa đã xay, ép nên bảo quản trong bình thủy tinh, đậy kín nắp rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 – 4 độ C. Dùng hết trong vòng 24 tiếng.

Tuyệt đối không dùng dứa xanh hoặc dứa bị dập nát để xay uống sống.

5 nhóm người nên nói không với dứa

Mặc dù dứa rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn thuộc nhóm người này thì tốt nhất không nên ăn:

Nước dứa tươi bảo quản tủ lạnh cũng không nên để quá 24 tiếng. Ảnh minh họa

Nước dứa tươi bảo quản tủ lạnh cũng không nên để quá 24 tiếng. Ảnh minh họa

Người đang đói bụng

Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột,

Người hen phế quản, viêm mũi họng

Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng viêm thanh quản hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...

Người bị bệnh dạ dày

PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm cảnh báo, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

Người đái tháo đường, cao huyết áp, béo phì

Dứa có hàm lượng đường cao, vì vậy nếu có tiền sử bị đái tháo đường, béo phì cao huyết áp nếu ăn nhiều dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng và tăng huyết áp. Với những người này, nếu muốn ăn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Người đang uống thuốc điều trị bệnh

Bromelain có trong dứa là một loại enzyme có khả năng tương tác với một số loại thuốc nhất định. Các bác sĩ của Trung tâm y tế thuộc Đại học Maryland khuyến cáo bạn không nên ăn dứa khi đang uống thuốc kháng sinh, chống đông máu, chống co giật, thuốc làm loãng máu, trầm cảm hoặc mất ngủ.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao ăn dứa lại hay rát lưỡi, điều này có hại gì không?

Nhiều người trong số chúng ta khi ăn dứa trải qua một cảm giác rất đặc biệt đó là ngoài vị ngọt thanh xen lẫn vị chua...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Mẹo vặt nấu ăn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN