Chớ dại ăn những thực phẩm này với gừng, cẩn thận kẻo ảnh hương sức khoẻ

Gừng là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Không chỉ thơm, ngon, gừng còn có rất nhiều công dụng. Dù vậy, khi ăn cần lưu ý những điều này.

Gừng (Zingiber officinale) thuộc chi Zingiber, họ Zingiberaceae. Tên chi Zingiber có nguồn gốc từ chữ zingiberis của Hy Lạp, chữ Sringabera tiếng Phạn, có nghĩa là “hình sừng”, đó chính là hình dạng thân rễ cây gừng.

Gừng có nguồn gốc từ châu Á, tại đây, nó đã được sử dụng để làm gia vị từ ít nhất 4.400 năm trước. Một trong những pháp dưỡng sinh của Khổng Tử là ăn một chút gừng tươi sau bữa cơm.

Giống như hạt tiêu, gừng đến châu Âu từ ít nhất 2.000 năm trước. Thế kỷ XIII, XIV nhiều quốc gia châu Âu đã đánh thuế gừng và bán nó với giá cao, một cân gừng bằng với giá của một con cừu. Vào thế kỷ XVI, các thương nhân Bồ Đào Nha mang gừng từ Đông sang Tây Phi, sau đó đến Nam Mỹ.

Gừng rất tốt cho sức khoẻ (Ảnh minh hoạ)

Gừng rất tốt cho sức khoẻ (Ảnh minh hoạ)

Gừng có tác dụng ngăn ngừa hoặc điều trị buồn nôn và nôn do say tàu xe. Khác với nhiều loại thuốc chống say tàu xe tân dược, gừng không gây buồn ngủ và khô miệng. Ngoài ra, gừng còn có rất nhiều công dụng khác tốt cho sức khoẻ. 

Gừng tốt là vậy nhưng không phải thực phẩm nào cũng kết hợp được với gừng. Dưới đây là những thực phẩm không nên cho gừng vào:

Gừng kị thịt thỏ: Thịt thỏ khí vị cay, bình, không độc, có công hiệu an trung ích khí, giải nhiệt ngừng khát, kiện tì dưỡng vị, ăn chung với gừng sẽ phá hoại chất dinh dưỡng trong thịt thỏ.

Gừng kị thịt ngựa: Tuy thịt ngựa dinh dưỡng phong phú, nhưng nếu ăn chung với gừng sẽ gây bệnh tị, ho, không tốt cho sức khỏe.

Gừng kị thịt chó: Thịt chó dinh dưỡng phong phú, là thức ăn đại nóng; gừng cũng là thức ăn cay. Nếu ăn chung hai thứ sẽ động hỏa, không tốt cho sức khỏe.

Không nên ăn thịt chó cùng gừng (Ảnh minh hoạ)

Không nên ăn thịt chó cùng gừng (Ảnh minh hoạ)

Gừng kị vang trắng: Gừng tính nóng; vang trắng tính cay ấm. hai thứ đều có tính kích thích, nếu dùng chung sẽ làm tổn thương đường tiêu hóa, cho nên vì sức khỏe của đường tiêu hóa, không nên dùng chung.

Ai không nên ăn gừng?

Người bị đau dạ dày: Trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét. Những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng ăn gừng thường xuyên sẽ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Người huyết áp cao: Uống nước gừng khi bị hạ huyết áp rất tốt, nhưng nếu dùng khi huyết áp tăng lại rất nguy hiểm. Bởi vì lúc này, gừng sẽ giống như chất kích thích, khiến bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.

Người bị say nắng, sốt cao: Gừng có tính nóng sẽ khiến thân nhiệt của người bệnh tăng cao, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí là xuất huyết.

Người bị bệnh trĩ, xuất huyết: Gừng có tính nóng, có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu. Do đó, những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng.

Phụ nữ có thai: Tuy gừng rất tốt để giảm các triệu chứng thai nghén như buồn nôn và nôn, tuy nhiên trong những tháng cuối thai kỳ, thai phụ nên hạn chế ăn gừng vì loại thực phẩm này có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Một số lưu ý khi dùng gừng:

- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).

- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.

- Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.

- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.

- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.

- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.

Nguồn: [Link nguồn]

Đừng dại kết hợp hành lá với 3 thực phẩm này, cẩn thận kẻo “rước hoạ”

Hành lá giúp “điểm tô” món ăn thêm đẹp mắt và tăng thêm dinh dưỡng cho cả gia đình bạn. Tuy nhiên, có những món không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tiểu Chiến ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN