Cách làm rượu nếp cẩm & sữa chua nếp cẩm

Nếp cẩm làm cơm rượu vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên giàu dinh dưỡng.

Nếp cẩm dùng để làm cơm rượu vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1). Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, cơm rượu nếp cẩm còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa.

Ngoài ra, y học cổ truyền cũng thường dùng cơm rượu nếp cẩm để dẫn thuốc vào tỳ vị và thần kinh. Sau đây là một cách chế biến cơm rượu nếp cẩm để dùng dần.

1. Cơm nếp cẩm

Chuẩn bị: Gạo nếp cẩm lức 1 kg, rượu trắng khỏang 40 độ - 1 lít, men rượu 100 g (2 bánh men).

Cách làm: Gạo nếp cẩm nhặt hết thóc, sạn, vo sạch rồi nấu thành cơm (chỉ cho ít nước xăm xắp). Cơm chín đổ ra khay sạch, tãi mỏng cho mau nguội. Men rượu giã nhỏ, chia làm 2 phần, lấy một phần trộn vào cơm nếp khi còn ấm. Sau đó cho cơm nếp vào lọ thủy tinh hay vò sành (rửa sạch, phơi khô), cứ rải một lớp cơm nếp cẩm lại rải một lớp mỏng men rượu (phần còn lại).

Đậy nắp lọ lại, sau 3 ngày mở ra, cho thêm 1 lít rượu trắng vào rồi tiếp tục đậy kín nắp trong 20 ngày nữa. Sau đó đem cơm rượu ra, chắt lấy nước rượu lên men, vắt bỏ xác gạo nếp, chỉ dùng nước. Nước rượu lên men này có màu đỏ tím, thơm, vị ngọt.

Những người tiêu hóa kém hoặc chán ăn nên dùng nước cơm rượu mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn, uống mỗi lần một chén nhỏ (50-60 ml).

Chú ý : Men phải chọn loại men thật ngon đó gọi là men ngọt và phải dùng men mới. Tuy nhiên để làm được rượu nếp cẩm cũng không phải là dễ. Tuỳ thuộc vào xôi chúng ta nấu mềm hay cứng, thời tiết nóng hay lạnh. Trời càng nóng thì cơm rượu càng mau lên men nhưng cố gắng để cơm rượu trong môi trường có nhiệt độ 20 độ C _ 25 độ C là tốt nhất.

Cách làm rượu nếp cẩm & sữa chua nếp cẩm - 1

Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, cơm rượu nếp cẩm còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa.

2. Chè nếp cẩm (ăn với sữa chua - sữa chua nếp cẩm)

Nguyên liệu:

Gạo nếp cẩm : 0,5kg, Nước cốt dừa : 1 lon, Đường kính : 1kg, Muối tinh : 1 gói nhỏ, Sữa chua trắng : 4 hộp, Lá nếp : vài lá

 Cách làm:

- Gạo nếp cẩm vo thật sạch, ngâm 3 - 4h sau đó đổ cả gạo và nước vào xoong, cho ½ lon nước cốt dừa vào đun lửa vừa phải gần giống như cháo, dạng đặc, hết nước lại tiếp thêm và cho vài lá nếp vào.

- Khi đun cho 1 nhúm muối, khi cháo đã nhừ đến sánh thì lúc đó xuống đường (lượng đường tuỳ theo mình ăn ngọt hay vừa phải, đảo đều và bắc xuống, lưu ý cho đường vào không được đun lâu sẽ bị lại gạo, để nguội cho vào tủ lạnh. Khi ăn được khoảng 4 - 5 ngày.

- Khi ăn cho ra cốc, đổ sữa chua lên trên.

3. Rượu nếp cẩm (ăn với sữa chua - sữa chua nếp cẩm)

Chọn những hạt gạo nếp có màu tím sẫm, to tròn, sau đó đồ gạo thành xôi. Xôi phải không khô không nhão, bởi khô thì nếp cẩm sẽ bị chai, còn nhão, món nếp cẩm sẽ nát và dễ chua. Tiếp đến là đem xôi nếp cẩm ủ với men rượu từ 2 đến 3 ngày. Giai đoạn ủ này là quan trọng nhất và cũng là bí quyết riêng của từng người. Ủ làm sao để hạt nếp cẩm to tròn nhưng không được nứt vỡ, màu cẩm tím sẫm, nồng thoảng mùi hương của rượu mà không được cay, chua như rượu. Như vậy thì khi trộn vào sữa chua, món "sữa chua nếp cẩm" mới có hương vị đặc biệt.

Sữa chua nếp cẩm có thể làm ngay tại nhà, hay đi ăn vỉa hè trên phố cổ Hà Thành mỗi chiều đều rất ngon và hấp dẫn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo erice
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN