8 quy tắc trên bàn ăn của người TQ khiến du khách lúng túng, người Việt lại gật gù đồng tình

Bạn sẽ nhận thấy có nhiều nét tương đồng trong văn hoá ăn uống của người Trung Quốc và người Việt.

Từ xưa đến nay, Trung Quốc nổi tiếng là một quốc gia với nhiều lễ nghi, các quy tắc được người xưa truyền lại vẫn được lưu giữ và tuân thủ trong mọi mặt của cuộc sống. Đặc biệt, trên bàn ăn có vô số các quy tắc khiến không ít người nước ngoài phải nhăn mặt. Dẫu vậy, có khá nhiều quy tắc trong số đó được người Việt sử dụng.

1. Không cắm đũa vào bát cơm

Hành động cắm đũa thẳng đứng vào bát cơm khiến người ta nhớ tới các lư hương thờ cúng tổ tiên, hoặc các bát cơm cúng trong đám tang. Chính vì thế, với những ai mê tín thì hành động này chẳng khác gì mang lại điều xui xẻo.

8 quy tắc trên bàn ăn của người TQ khiến du khách lúng túng, người Việt lại gật gù đồng tình - 1

2. Không gõ đũa vào bát đĩa

Ngày xưa, những người ăn xin ở Trung Quốc thường gõ đũa vào bát đĩa để tạo tiếng ồn trước cửa nhà người khác để thu hút sự chú ý và mong được bố thí. Vì thế, hành động này có ý nghĩa mang lại sự nghèo khổ.

Những đứa trẻ nghịch ngợm như vậy trên bàn ăn thường bị nhắc nhở ngay lập tức, người lớn cho rằng chúng sẽ không có tương lai, số khổ, bi đát hơn là sau này sẽ trở thành một kẻ ăn xin.

3. Dùng tay bưng bát khi ăn

Khi đưa thức ăn lên miệng, cần phải dùng tay bưng bát cơm lên cùng, thay vì chỉ gắp mỗi thức ăn cho vào miệng. Người Trung Quốc cho rằng, đây là một kiểu thái độ đối với cuộc sống, một người nếu ngay cả bát cơm cũng không thể cầm nổi thì sao có thể gánh vác sự nghiệp, tương lai khó trở thành người tài.

8 quy tắc trên bàn ăn của người TQ khiến du khách lúng túng, người Việt lại gật gù đồng tình - 2

4. Không nói từ “xin” với khách tới nhà

Khi mời khách ở lại nhà dùng cơm, nếu thấy bát cơm của khách đã hết và có ý muốn xới thêm, bạn không thể nói “anh chị có muốn xin cơm thêm không”. Bởi vì từ “xin” ngụ ý van xin, nói như như vậy là thiếu tôn trọng khách.

5. Người lớn chưa động đũa, người nhỏ không được ăn trước

Tôn trọng, kính trọng người già thể hiện trong mọi mặt của cuộc sống, chẳng hạn như khi một gia đình ngồi ăn cơm với nhau, người lớn phải được mời và họ phải là người động đũa trước rồi mới tới lượt người nhỏ tuổi ăn.

8 quy tắc trên bàn ăn của người TQ khiến du khách lúng túng, người Việt lại gật gù đồng tình - 3

6. Khi ăn ngồi tại chỗ, không chạy lung tung

Khi một gia đình ngồi ăn cùng nhau, tuyệt đối cấm mọi người bưng bát cơm của mình vừa đi vừa ăn. Kiểu ăn uống này chẳng khác gì xin ăn, sẽ bị người lớn nghiêm khắc nhắc nhở.

7. Không há to miệng khi húp canh

Khi ăn canh, chú ý không được há to miệng, không được phát ra tiếng động. Người Trung Quốc cho rằng, chỉ có ngạ quỷ (ma đói) mới ăn uống như vậy. Khi ăn thì nên ngậm miệng lại, nhai kỹ, nuốt chậm.

8 quy tắc trên bàn ăn của người TQ khiến du khách lúng túng, người Việt lại gật gù đồng tình - 4

8. Không rung chân khi ăn

Người Trung Quốc có câu: “Nam mà rung chân thì cùng cực, nữ mà rung chân thì hèn hạ”. Nếu một người có thói quen xấu này khi ăn cơm, lúc nào họ cũng ở trong trạng thái không yên ổn, “rụng” dần phúc khí, tương lai khó phát đạt. Chính vì thế, người Trung Quốc thường nhắc nhở con cháu trong nhà tránh thói quen xấu này.

Nguồn: [Link nguồn]

Học “lỏm” 5 mẹo nấu nướng mà đầu bếp nhà hàng 5 sao thường sử dụng nhất

Áp dụng những mẹo nấu nướng này khi nấu nướng, bạn sẽ thấy món ăn trở nên thơm ngon hơn hẳn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Quy tắc ăn uống ở các quốc gia Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN