2 loại thực phẩm được khuyên không ăn cùng mướp đắng nếu không muốn bị "bòn rút" hết canxi

Mướp đắng nếu ăn cùng với 2 món giàu canxi như tôm và sườn sẽ làm cho thành phần canxi trong bị suy giảm, đồng thời mất chất dinh dưỡng. Còn nếu ăn cùng với măng cụt sẽ dễ làm bạn bị rối loạn tiêu hóa.

Mướp đắng (dân gian gọi là khổ qua) là loại quả có hàm lượng vitamin A đứng đầu trong số các loại thực phẩm. Mướp đắng có công dụng phòng bệnh sốt xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim.

Ngoài ra, chất glycoside của mướp đắng còn có tác dụng giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường.

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, bổ thận tráng dương...

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không kết hợp mướp đắng với thực phẩm sau

 Không ăn cùng với tôm

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong thành phần dinh dưỡng của trái mướp đắng chứa nhiều hàm lượng vitamin C cao. Tuy nhiên, khi bạn ăn mướp đắng kết hợp với tôm sẽ làm giảm hàm lượng canxi trong tôm.

Đồng thời thành phần vitamin C nếu ăn cùng các loại thực phẩm có vỏ cứng như tôm, loại động vật có chứa nhiều hợp chất Asen tạo thành chất độc cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Không ăn với xương sườn

Khi bạn kết hợp với mướp đắng với xương sườn thì dễ làm cho thành phần canxi trong xương bị suy giảm, mất chất dinh dưỡng. Thành oxalate sẽ ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể bạn khiến cho món ăn kém dinh dưỡng hơn rất nhiều. Chính vì vậy, bạn đừng bao giờ ăn chung món mướp đắng với sườn heo nhé.

Không ăn cùng măng cụt

Khi bạn kết hợp mướp đắng với măng cụt, sẽ dễ gây đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, bạn không nên ăn 2 loại quả này cùng lúc, mà nên ăn chúng cách thời gian tầm vài tiếng để cơ thể tiêu hóa xong loại này mới ăn loại khác sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn.

4 nhóm người không thích hơp khi ăn mướp đắng

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người huyết áp thấp

Những người có tiền sử mắc bệnh huyết áp thấp được các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn mướp đắng vì ăn nhiều thực phẩm này sẽ khiến bệnh tái phát, thậm chí nặng hơn trước do chất Charantin, Polypeptid-P và Vicine trong mướp đắng có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp.

Người có bệnh tiêu hóa

Mướp đắng có nhiều chất xơ, lại là thực phẩm mát nên ăn nhiều sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều, gây tình trạng quá tải, lâu dần dễ gây ra các vấn đề về tiêu hoá, nhất là với người có tính hàn.

Tuy nhiên, bạn đừng loại bỏ hoàn toàn loại quả này trong thực đơn mà hãy kết hợp hài hòa và điều độ để đem lại kết quả tốt nhất.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người bị bệnh gan, thận

Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) nên tránh xa loại rau có vị đắng này.

Ngoài ra, hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo nên không có lợi cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, việc ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết.

Bên cạnh đó, chúng cũng là một loại quả kích thích tử cung, gây chảy máu và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Nguồn: [Link nguồn]

Mướp đắng có thể là ‘thần dược’ chữa nhiều bệnh, nhưng lại ‘đại kỵ’ với một số người

Mướp đắng không chỉ là một loại nguyên liệu trong ẩm thực, mà còn có nhiều đặc tính dược lý như thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát,...Tuy nhiên, có một số điểm bạn cần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN