Loại cây xưa bị chặt bỏ giờ lại “đắt như tôm tươi”, mang đấu giá 100 triệu đồng/quả

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Từng bị “thất sủng” vì ít người ưa chuộng, không ai ăn nên nhiều nhà chặt bỏ loại cây này, thay thế bằng các cây trồng khác, giờ bất ngờ đắt đỏ gấp 3-4 lần bình thường.

Là thứ quả quê được trồng nhiều tại các tỉnh thành trong cả nước, từ đầu tháng 8, quả na xuất hiện khắp các cửa hàng hoa quả hay các chợ online với giá từ 25-60 nghìn đồng/kg.

Đa số hàng bán ra đều là na dai, loại na có vị ngọt đậm, cơm trắng, cùi dày, thịt chắc được nhiều người yêu thích.

Ngược lại, loại na bở ngày xưa bị “thất sủng”, bán không ai mua vì vỏ dày, mã xấu, nhanh chín lại không được ngọt đậm nên nhiều nhà chặt bỏ, trồng thay thế bằng cây na dai thì nay lại có giá cao gấp 3-4 lần vẫn có nhiều người lùng mua bằng được.

Quả na bở trước đây bị "thất sủng", giờ lại có giá đắt gấp 3-4 lần na dai.

Quả na bở trước đây bị "thất sủng", giờ lại có giá đắt gấp 3-4 lần na dai.

Vừa mua na bở với giá 135 nghìn đồng/kg, chị Đoàn Thị Hoà, trú tại Long Biên (Hà Nội) cho biết, vào chính vụ, na dai chỉ có giá từ 30-45 nghìn đồng/kg nhưng na bở chưa khi nào dưới 100 nghìn đồng/kg.

“Cả chợ khu tôi không ai bán na bở, muốn ăn phải đặt hàng online. Loại 3-4 quả/kg với giá 135 nghìn đồng/kg, loại nhỏ hơn, từ 5-6 quả/kg thì có giá 100 nghìn đồng/kg. Na bở già quả có mắt to, thịt dày, khi chín rất thơm, không bị ngọt quá mà khi ăn cảm giác như tan luôn trong miệng ăn thích lắm”, chị Hoà nói.

Sở dĩ có giá cao như vậy vì nhiều người thích vị ngọt thanh, thơm và mát của na bở.

Sở dĩ có giá cao như vậy vì nhiều người thích vị ngọt thanh, thơm và mát của na bở.

Theo chị Hoà, đầu mùa, na bở có giá lên tới 160 nghìn đồng/kg nhưng muốn ăn phải đặt trước. Giờ vào vụ, giá rẻ hơn nhưng vẫn đắt gấp 4-5 lần na dai.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Liên Khê (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) cho biết, na bở hiện tại có giá tại vườn từ 120-140 nghìn đồng/kg.

“Trước đây, na bở được các hộ dân trồng xen trong vườn tạp nhưng khoảng 10 năm trở lại đây thì người dân tiến hành trồng chuyên canh một loại là na bở”, ông Hùng nói.

Na bở được nhiều người lùng mua dù giá cao.

Na bở được nhiều người lùng mua dù giá cao.

Theo ông Hùng, trước năm 2017, khách ở Hà Nội ít ăn na bở nên na được thu hoạch chỉ phục vụ khách ở trong tỉnh và một số địa phương lân cận. Giá thương lái thu mua na bở khi ấy cũng rẻ hơn na dai vì nhiều khi họ mang lên Hà Nội bán lại mang về, không ai mua.

Tuy nhiên, từ năm 2017 trở lại đây, na bở lại được nhiều người lùng mua, đắt như tôm tươi, hái đến đâu được thương lái thu mua hết đến đó với giá từ 120-140 nghìn đồng/kg.

Nhờ trồng na bở bán được giá cao mà nhiều hộ nông dân giàu lên nhanh chóng.

Nhờ trồng na bở bán được giá cao mà nhiều hộ nông dân giàu lên nhanh chóng.

Hiện tại, toàn xã Liên Khê có khoảng 1.000 hộ dân trồng na bở với tổng diện tích khoảng 100ha. Trong đó có 110 hộ trồng na bở theo tiêu chuẩn VietGAP, mỗi hộ trồng từ 0,5-1 mẫu vườn na. Sắp tới, địa phương tiếp tục đưa thêm 10ha vào trồng na bở theo tiêu chuẩn VietGAP.

Tại thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) cũng có trên 900 ha trồng na, trong đó diện tích na bở đạt khoảng 140 ha. Na dai được bán với giá 45 nghìn đồng/kg, na bở có giá 120 nghìn đồng/kg.

Được coi là thủ phủ của cây na, năm 2023, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) có trên 2.300ha diện tích trồng na với sản lượng ước đạt trên 20.000 tấn, doanh thu ước đạt 700 tỷ đồng.

Quả na bở được đấu giá thành công với số tiền 100 triệu đồng.

Quả na bở được đấu giá thành công với số tiền 100 triệu đồng.

Trong đó, tại chương trình “Quảng bá, tiêu thụ na và các sản phẩm OCOP Chi Lăng năm 2023”, một quả na bở đã được đấu giá thành công với số tiền lên đến 100 triệu đồng khiến nhiều người choáng váng.

Theo ban tổ chức, toàn bộ số tiền thu được từ chương trình đấu giá sẽ tiến hành xây dựng cầu dân sinh trên địa bàn và xây nhà ở cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Chi Lăng.

Nguồn: [Link nguồn]

Chiêm ngưỡng “gia tài” toàn đồ “đồng nát” của 9x Hà Nội, được trả nửa tỷ đồng không bán

Mới chưa đầy 30 tuổi nhưng anh Tú đã sở hữu một “gia tài” toàn đồ dùng từ thời bao cấp do anh “nhặt nhạnh”, gom góp từng món một trong suốt thời gian dài.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN