Cô gái vẽ tranh trên gốm đỏ, thu đến cả triệu đồng mỗi ngày

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Với mong muốn giới thiệu nét đẹp quê hương, cô gái trẻ đã khởi nghiệp với việc vẽ tranh trên gốm đỏ - sản phẩm mang bản sắc văn hóa của Vĩnh Long.

Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Mỹ thuật tại một trường đại học, Hồ Thanh Thảo (SN 1994, ngụ TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) trải qua nhiều nghề như dạy vẽ và bán bánh để duy trì đam mê nghệ thuật. Đến năm 2020, chị đã bắt tay vào khởi nghiệp với ước mơ tạo ra sản phẩm lưu niệm mang đậm bản sắc địa phương.

Chị Thảo chọn gốm đỏ Mang Thít, một sản phẩm nổi tiếng của quê hương, để sáng tạo những bức tranh mô tả phong cảnh, di tích văn hóa và vẻ đẹp của sông nước miền Tây. Thông qua những bức tranh này, chị muốn thể hiện và giới thiệu vẻ đẹp của sông nước miệt vườn và các biểu tượng văn hóa của Vĩnh Long đến mọi người.

Chị Thảo quyết định khởi nghiệp với nghề vẽ tranh trên gốm đỏ.

Chị Thảo quyết định khởi nghiệp với nghề vẽ tranh trên gốm đỏ.

"Nghề làm gạch, làm gốm ở huyện Mang Thít (Vĩnh Long) đã hơn 100 năm tuổi. Nhưng nghề này đang dần mai một nên tôi quyết định chọn chất liệu gốm đỏ để sáng tạo nghệ thuật, quảng bá du lịch nói chung và làng nghề gốm đỏ nói riêng. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn sản phẩm của mình trở thành một món quà lưu niệm mang một nét đặc trưng”, chị chia sẻ lý do bắt đầu vẽ tranh trên gốm.

Tuy nhiên, công việc vẽ tranh trên gốm không đơn giản, chị lại chưa có kinh nghiệm nên gặp thất bại nhiều lần. Bởi gốm thẩm thấu nước nên khi vẽ nước sơn không thể giữ lại được màu. Chị đã nghiên cứu, mày mò và thử nhiều cách mới có thể vẽ tranh trên chất liệu này.

“Tôi pha thêm các hoạt chất và vẽ chồng lên nhau, sau đó là phủ bóng lại để tạo thêm độ tươi cho bức tranh và bền màu”, chị nói.

Thời gian đầu, chị gặp rất nhiều khó khăn vì chất liệu gốm đỏ thấm hút nước nhanh.

Thời gian đầu, chị gặp rất nhiều khó khăn vì chất liệu gốm đỏ thấm hút nước nhanh.

Hiện, sản phẩm tranh gốm đang được bán với giá từ 200.000 đến 400.000 đồng mỗi bức. Mỗi ngày, chị có thể sản xuất từ 2 đến 3 sản phẩm, mang lại thu nhập từ 500.000 đến hơn 1 triệu đồng. Những bức tranh gốm này nhận được sự ủng hộ từ khách hàng, đem lại thu nhập ổn định cho chị.

Không chỉ tạo ra lợi nhuận cho bản thân, chị còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động và sinh viên. Mỗi lao động tại cơ sở của chị đều có thu nhập từ 300.000 - 500.000 đồng/ngày.

Không chỉ muốn phát triển sản phẩm này trong nước, chị đang ấp ủ dự định xuất khẩu tranh gốm đỏ ra thị trường quốc tế, nhằm quảng bá nghệ thuật và văn hóa Vĩnh Long. Với những sản phẩm mang tính đặc trưng và ý nghĩa sâu sắc, chị tin rằng tranh gốm đỏ sẽ trở thành cầu nối văn hóa, giới thiệu quê hương đến với bạn bè quốc tế.

Chị dành ra nhiều ngày để nghiên cứu và thử nghiệm mới có thể vẽ được tranh trên gốm.

Chị dành ra nhiều ngày để nghiên cứu và thử nghiệm mới có thể vẽ được tranh trên gốm.

Đến nay, chị đã tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, sinh viên ở địa phương.

Đến nay, chị đã tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, sinh viên ở địa phương.

Bên cạnh công việc vẽ tranh, chị còn hướng dẫn cho gần 20 học sinh các cấp vẽ tranh lên gỗ, đá cuội và chủ yếu là vẽ lên sản phẩm gốm đỏ Vĩnh Long. Hiện, chị còn mở lớp dạy nghề miễn phí cho những bạn trẻ có cùng đam mê vẽ tranh trên nền gốm đỏ.

Anh Trần Công Khánh - Bí thư Tỉnh đoàn Vĩnh Long - cho biết cơ sở tranh gốm của chị Thảo giúp ích trong việc tạo việc làm, thu nhập cho sinh viên và một số người lao động. Ngoài ra, chị Thảo còn góp phần tiêu thụ sản phẩm gốm đỏ của Vĩnh Long.

“Qua những tác phẩm nghệ thuật trên nền gồm đỏ, chị đã làm nổi bật hình ảnh đời sống sinh hoạt, nét văn hóa, lịch sử của quê hương”, anh nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Những gốc tre bỏ đi này được nghệ nhân tạc thành các bức tượng có hồn thu hút khách trong nước và quốc tế đến mua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phúc Minh ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN