Thầy giáo bóc vỏ cây mang đi làm tranh, bán giá đến 3 triệu đồng/sản phẩm

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Vỏ cây được thầy giáo bóc thành 200 lớp mỏng rồi làm thành những bức tranh độc đáo, khách hàng đặt mua với giá lên đến vài triệu đồng.

Bước chân vào ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Cảnh (55 tuổi, ngụ tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) - giáo viên mỹ thuật tiểu học, mọi người sẽ thấy được một nửa ngôi nhà chính là xưởng tranh của ông. Tranh của ông rất đặc biệt, nguyên liệu hoàn toàn từ vỏ cây tràm.

Làm giáo viên, mỗi năm, ông có 3 tháng nghỉ hè và những ngày nghỉ cuối tuần không đi dạy. Ông thường tận dụng thời gian rảnh đó để thoả mãn đam mê làm tranh và kiếm thêm thu nhập.

“Do nhà cạnh rừng, tôi thường vào rừng kiếm những chất liệu tự nhiên như vỏ tràm, vụn gỗ để làm tranh, chủ đề những bức tranh cũng là cảnh sắc thiên nhiên”, ông chia sẻ.

Vỏ cây tràm được ông Cảnh bóc được 200 lớp giấy với đủ màu sắc.

Vỏ cây tràm được ông Cảnh bóc được 200 lớp giấy với đủ màu sắc.

Mỗi lần vào rừng, ông thường chú ý quan sát, ghi ngớ lại khung cảnh thiên nhiên trong rừng. Cụ thể, đó là hình ảnh những con sếu đang kiếm ăn, sếu đang bay hay mặt trời đổ bóng trên vạt rừng. Tất cả những hình ảnh đó được ông tái hiện lên những bức tranh của mình.

Cũng theo ông, trong rất nhiều chất liệu tìm được, ông nhận thấy vỏ tràm là nguyên liệu làm tranh đặc biệt nhất. Vì từ một tấm vỏ bóc ra từ cây tràm cổ thụ, ông có thể tách được khoảng 200 lớp mỏng dính. Mỗi lớp có màu khác nhau, từ đen, xám, trắng, xanh rêu, hồng.

Ông sử dụng tất cả nguyên liệu từ tự nhiên để làm bức tranh..

Ông sử dụng tất cả nguyên liệu từ tự nhiên để làm bức tranh..

Nhận thấy sự đặc biệt này, ông Cảnh đã chuyên tâm làm tranh từ nguyên liệu vỏ tràm suốt 13 năm nay. Mỗi lần vào rừng, ông chỉ lấy một tấm vỏ tràm rộng khoảng 2,2m. Đem về nhà, ông sẽ cẩn thận tách 200 lớp “giấy” tự nhiên.

Số lượng “giấy” này ông làm được khoảng 10 bức tranh khổ lớn cỡ 0,8 x 1m và một số tờ bị rách thì sẽ làm những bức tranh khổ nhỏ. Với số lượng tranh như vậy, ông thường mất khoảng nửa tháng để làm, sau đó mới vào rừng lấy vỏ tiếp.

Sau hơn chục năm làm tranh vỏ tràm, ông Cảnh đã làm được hơn 3.000 tác phẩm. Trong đó, có 2 tác phẩm "Sếu gọi xuân về" và "Vũ điệu trong nắng mới" được khách đặt nhiều, ông đã làm với số lượng lớn.

Tranh của ông chủ yếu tái hiện lại những khung cảnh mà ông quan sát được trong rừng tràm.

Tranh của ông chủ yếu tái hiện lại những khung cảnh mà ông quan sát được trong rừng tràm.

Theo ông, tranh vỏ tràm của ông làm ra thường được các đơn vị đặt làm quà biếu hoặc được khách du lịch mua làm quà lưu niệm. Giá mỗi bức dao động từ 100.000 đồng đến 3 triệu đồng, tuỳ thuộc vào kích thước.

Khách hàng của ông có người đặt mua cả trăm bức. Còn hàng ngày, ông vẫn nhận đơn đặt hàng của khách mua tranh đều đều, cả khách trong nước và quốc tế. Ông cho biết đã từng có doanh nghiệp muốn đặt mua tranh với số lượng lớn, lấy hàng đều đặn để bán sang châu Âu nhưng ông từ chối vì 1 mình làm không kịp và cũng không thuê được người làm.

Cũng có nhiều người tò mò đến tận nơi để xem ông làm tranh. “Nhất là khách du lịch nước ngoài, họ tỏ ra rất thích thú khi thấy tranh của tôi làm hoàn toàn từ tự nhiên. Từ màu tranh đến keo dán, tôi đểu lấy từ rừng về làm”, ông nói.

Giá mỗi sản phẩm sẽ tùy thuộc vào kích thước, dao động từ 100.000  đồng đến khoảng 3 triệu đồng/sản phẩm.

Giá mỗi sản phẩm sẽ tùy thuộc vào kích thước, dao động từ 100.000  đồng đến khoảng 3 triệu đồng/sản phẩm.

Vì là sản phẩm nghệ thuật nên ông Cảnh chỉ khi nào có cảm hứng mới làm được. Có những lúc có hứng, ông làm chỉ trong 1 buổi đã xong một bức tranh, nhưng cũng có khi cả chục ngày vẫn chưa hoàn thiện được bức đó. Vì vậy, ông không thể biết chính xác được thời gian làm một bức tranh là bao lâu.

Ông chia sẻ bản thân được sinh ra và sống giữa rừng Tràm Chim nên ông muốn làm một bức tranh thể hiện được những nét đặc trưng của quê hương mình. Những bức tranh này sẽ theo khách đi xa, giới thiệu với muôn phương về cảnh sắc, con người Đồng Tháp.

Đến nay, sản phẩm tranh của ông được ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp công nhận là sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Nguồn: [Link nguồn]

Gần Rằm tháng 7, cả làng Song Hồ (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) lại hối hả vào mùa sản xuất hàng mã để phân phối cho thị trường cả nước. Năm nay, bên cạnh những mẫu truyền thống, nhiều cơ sở còn "bắt trend" sản xuất điện thoại đời mới và xe sang phục vụ người dân hóa vàng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phúc Minh ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN