Từ vụ có thể bị phạt nguội 'oan': Ai có quyền điều tiết giao thông?

Sự kiện: Luật giao thông
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Khi tham gia giao thông người điều khiển phương tiện cần tuân theo lực lượng nào để không bị xử phạt vi phạm giao thông là điều mà nhiều người quan tâm. 

Từ vụ tài xế bị phạt vì tuân theo người điều tiết giao thông, nhiều người thắc mắc vậy khi tham gia giao thông tuân thủ lực lượng nào để không bị phạt.

Trao đổi với PLO, Luật sư Đoàn Thị Hồng Linh, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết theo quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008: "Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt".

"Đồng thời, hiện nay chưa có quy định cụ thể hướng dẫn chủ thể nào được cho là người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông"- luật sư Hồng Linh nhấn mạnh.

Nhiều người điều khiển xe không biết phải tuân theo điều tiết lực lượng nào để không bị xử phạt. Ảnh: PHI HÙNG

Nhiều người điều khiển xe không biết phải tuân theo điều tiết lực lượng nào để không bị xử phạt. Ảnh: PHI HÙNG

Cũng theo Luật sư, trước đây, Điều 9 Quy chuẩn QCVN41:2016/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016 của Bộ GTVT ngày 8-4-2016 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ quy định: “Người điều khiển giao thông phải là cảnh sát giao thông mặc sắc phục theo quy định của Bộ Công an hoặc là người được giao nhiệm vụ điều khiển giao thông có mang băng đỏ rộng 10 cm ở khoảng giữa cánh tay phải”.

Tuy nhiên, theo Thông tư số 54/2019 của Bộ GTVT ngày 31-12-2019 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ được ban hành thay thế cho Thông tư số 6/2016 nêu trên thì quy định này được điều chỉnh lại như sau: “Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông mặc sắc phục theo quy định; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông”.

"Như vậy, theo quy định mới, đối tượng thuộc nhóm “người được giao nhiệm vụ điều khiển giao thông” được mở rộng hơn"- luật sư Hồng Linh cho hay.

Luật sư Hồng Linh cũng cho biết thêm, trên thực tế hiện nay, các lực lượng ngoài cảnh sát giao thông có chức năng điều khiển giao thông “hợp pháp” thông thường: lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng bảo vệ khu phố, lực lượng đoàn viên thanh niên tình nguyện hoặc các lực lượng thuộc các tổ chức chính trị, xã hội khác.

"Đặc điểm dễ nhận diện nhất là khi tham gia phối hợp điều tiết giao thông tại các điểm giao thông công cộng, các lực lượng này phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định về trang phục khi làm nhiệm vụ"- luật sư Linh nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc hội chính thức xem xét cho các Luật Đất đai, Kinh doanh BĐS và Nhà ở có hiệu lực từ 1/8/2024 - sớm hơn 5 tháng so với thời điểm các luật này được thông qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THY NHUNG ([Tên nguồn])
Luật giao thông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN