Đây là “hậu quả” cho lái xe nào bị phạt nguội mà không nộp phạt

Có những lái xe vi phạm và bị phạt nguội lại cố tình chây ỳ không chịu nộp phạt nhưng không nghĩ tới việc sẽ phải chịu những “hậu quả” thích đáng.

Với các công cụ giám sát công nghệ cao hiện nay rất nhiều trường hợp lái xe máy, ô tô đã bị xử phạt nguội. Thế nhưng thay vì tự giác nộp phạt theo quy định thì một số người lại cố ý chây ỳ không chịu nộp phạt. Có nhiều lý do để những người này làm như vậy, trong đó có suy nghĩ rằng không nộp phạt thì cũng không lo gì.

Công nghệ hiện đại đang hỗ trợ cho công tác phạt nguội vi phạm giao thông.

Công nghệ hiện đại đang hỗ trợ cho công tác phạt nguội vi phạm giao thông.

Trong thực tế, theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Lái xe vi phạm chây ì không chịu nộp phạt sẽ phải chịu nhiều chế tài.

Lái xe vi phạm chây ì không chịu nộp phạt sẽ phải chịu nhiều chế tài.

Tại Nghị định 166/2013/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như: Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập; Khấu trừ tiền từ tài khoản; Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

Như thế, lái xe máy và ô tô khi vi phạm giao thông và bị xử phạt hành chính dù là hình thức trực tiếp hay phạt nguội đều phải tuân thủ nộp phạt theo đúng quy định. Nếu cố tình không nộp phạt thì lái xe máy và ô tô sẽ phải bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và nộp thêm 0,005% trên tổng số tiền chưa nộp.

Dán thông báo phạt nguội.

Dán thông báo phạt nguội.

Số tiền nộp phạt như vậy sẽ tăng lên và càng để lâu thì càng tăng. Có thể theo dõi công thức tính tiền nộp phạt nếu châyy ỳ chậm nộp như sau: Số tiền nộp phạt = Số tiền phạt chưa nộp + (số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp).

Không những thế nếu lái xe ô tô vi phạm bị phạt nguội mà không chấp hành thì có thể bị từ chối đăng kiểm xe theo hướng dẫn tại Thông tư 70/2015/TT-BGTVT.

Để giúp người bị xử phạt nguội biết được mình có bị phạt hay không thì đã có cả hệ thống tra cứu trực tuyến. Đồng thời cảnh sát giao thông như ở Hà Nội chẳng hạn còn dán giấy thông báo phạt nguội để cho chủ xe biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Đây là mức phạt cao nhất đối với lỗi xe máy không chính chủ

Mua xe máy nhưng không làm thủ tục sang tên thì khi tham gia giao thông lái xe có thể bị phạt tới 1,2 triệu đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Biên ([Tên nguồn])
Kinh nghiệm lái xe máy Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN