Vợ chồng trẻ Hải Phòng mua được nhà sau 5 năm, tiết kiệm được tiền tỷ nhờ áp dụng công thức đặc biệt này

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nhờ có cách chi tiêu hợp lý, cặp vợ chồng đến nay đã mua được nhà và gửi tiết kiệm hơn tỷ đồng. Mùa dịch, gia đình này bớt đi được nỗi lo về tài chính.

Vấn đề chi tiêu và tiết kiệm thế nào để mua được nhà luôn được các cặp vợ chồng trẻ quan tâm. Chia sẻ về vấn đề này, chị Nhung (đang là nhân viên văn phòng ở Hải Phòng) mới đăng một bài viết thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Chị cho biết ngay từ khi cưới nhau, 2 vợ chồng đã có mục tiêu rõ ràng trong vấn đề tài chính. Đó là áp dụng công thức “3 tiêu 7 tiết kiệm”, tức là tổng thu nhập của 2 vợ chồng sẽ chia ra 30% để chi tiêu, còn 70% sẽ để dành tiết kiệm.

“Khi mới lấy nhau, tổng thu nhập của 2 vợ chồng chỉ có 5,2 triệu đồng/tháng. Sau 1 năm lấy nhau, tổng thu nhập gia đình tôi mới tăng lên chút được khoảng 12,7 triệu đồng. Và mỗi năm, mức thu nhập của 2 vợ chồng cũng được cải thiện dần, mỗi năm tăng thêm được vài triệu đồng”, chị nói. Dù mức lương không cao, gia đình chị vẫn áp dụng công thức chi tiêu này.

Bảng chi tiêu cụ thể của gia đình nhà chị N. ở Hải Phòng, năm 2021, chị đã sử dụng phần mềm chi tiêu nên không liệt kê trong đây. Ảnh nhân vật cung cấp.

Bảng chi tiêu cụ thể của gia đình nhà chị N. ở Hải Phòng, năm 2021, chị đã sử dụng phần mềm chi tiêu nên không liệt kê trong đây. Ảnh nhân vật cung cấp.

Toàn bộ số tiền tiết kiệm chị gửi vào các ngân hàng để lấy lãi suất. Sau 5 năm, tức năm 2015, gia đình chị tiết kiệm được khoảng 650 triệu đồng. Trong năm này, vợ chồng chị vay của ngân hàng và mua được nhà với giá 800 triệu. Đến tháng 12/2016, hai vợ chồng chị Nhung đã trả hết số nợ này.

Khi trả nợ xong, chị lại tiếp tục tích lũy và gửi tiết kiệm. Đến nay, gia đình chị có 1,2 tỷ tiền tiết kiệm để trong ngân hàng, hưởng lãi suất hàng tháng. Dù đã có đủ nhà và tiền trong tài khoản, vợ chồng chị vẫn tiếp tục áp dụng công thức “3 tiêu 7 tiết kiệm” để lo cho các con trong tương lai.

Khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chị cho biết gia đình chị không quá lo lắng nếu có biến cố.

Gia đình chị có thể làm thứ gì đều tự làm để tiết kiệm chi phí, ví dụ: chồng chị tự đóng kệ để tivi...

Gia đình chị có thể làm thứ gì đều tự làm để tiết kiệm chi phí, ví dụ: chồng chị tự đóng kệ để tivi...

Nói về thu nhập trong năm nay, chị cho hay: “Từ đầu năm, 2 vợ chồng tôi thu nhập cũng ổn, chỉ mất khoản thu KPI 1 tháng lương do ảnh hưởng dịch. 6 tháng đầu năm, chồng tôi cũng kiếm thêm việc bên ngoài nên thu nhập tốt hơn năm ngoái nhưng từ tháng 7 chuyển hướng công việc khiến thu nhập giảm”.

Còn về chi tiêu, năm nay, nhà chị tiết kiệm khoảng hơn 30 triệu đồng khoản vui chơi, hưởng thụ do dịch là hơn 30 triệu. Số tiền này chị để ra để dành chống dịch và giúp đỡ người thân khi khó khăn.

Thậm chí, chị chi tiêu ít hơn mọi năm về khoản chi cho sức khỏe, đi lại, ăn uống ngoài quán, tiền học cho 2 con và giao lưu bạn bè… Vì dịch bệnh, 2 con của chị học online, chồng chị ở nhà làm việc nên tiết kiệm hơn.

Chị liệt kê các khoản chi 8 tháng đầu năm của gia đình chị như sau:

- Chi phí cho 2 con nhỏ: 3 triệu/tháng (gồm ăn sáng, ăn trưa, sách vở, đồ chơi)

- Chi phí 2 vợ chồng ăn sáng, đổ xăng, tiêu vặt:  2,2 triệu/tháng

- Điện nước sinh hoạt: 650.000 đồng/tháng

- Chi phí khám bệnh 100.000 đồng/tháng

- Nước giặt, gội đầu: 200.000 đồng/tháng

- Tiền đối nội, đối ngoại, sinh nhật và liên hoan: 1 triệu đồng/tháng

- Bữa tối cho gia đình và bữa trưa cho chồng: 2,4 triệu/tháng

- Mua sắm đồ cần thiết cho gia đình: 1 triệu đồng/tháng

- Tiền phát sinh: 450.000 đồng/tháng

Trung bình mỗi tháng, gia đình chị tiêu khoảng 11 triệu đồng.

Sở dĩ, chi phí khám chữa bệnh thấp là vì năm nay sức khỏe của gia đình chị khá tốt. Từ đầu năm đến giờ, chỉ có bé thứ 2 nhà chị đi khám hết 1,4 triệu đồng. Còn lại, mọi người trong gia đình đều khỏe mạnh.

4 tháng cuối năm, nếu vẫn duy trì thế này, gia đình chị đạt chỉ tiêu tiết kiệm 70% như kế hoạch đề ra đầu năm.

Chị cho biết cách tiết kiệm này chị học được từ mẹ chồng. “Mẹ chồng tôi là người rất khéo trong khoản chi – tiêu nên tôi học hỏi nhiều điều”, chị chia sẻ. Theo chị, mỗi gia đình một hoàn cảnh và có lối sống cũng như quan điểm cá nhân, nhân sinh quan về cuộc sống, về cách nuôi dạy con cái khác nhau nên cách chi tiêu mỗi gia đình mỗi khác. Mấu chốt của mọi người vẫn hướng tới hạnh phúc là điều giản đơn nhất ai cũng mưu cầu.

Với chị Nhung, bao nhiêu tiền bạn cũng khó có thể mua được hạnh phúc thật sự. Nếu biết cách chi tiêu đúng đủ cuộc sống bạn sẽ tự nhiên hạnh phúc đủ đầy. Mỗi người hãy tự điều chỉnh sao cho phù hợp với gia đình mình nhất.

*Tên nhân vật đã thay đổi theo yêu cầu của nhân vật

Nguồn: [Link nguồn]

Giữa đại dịch, vay ngân hàng mua nhà cần lưu ý gì?

Theo các chuyên gia, dù lựa chọn gói vay nào, người mua nhà phải tính toán kỹ khả năng trả nợ và cần lưu ý một số điểm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN