Xe ôm hốt bạc nhờ du khách rủ nhau lên nóc nhà miền Tây

Sự kiện: Tin ngắn

Đến Núi Cấm, ngoài việc chọn đi cáp treo và xe lữ hành, nhiều du khách còn chọn đi xe ôm lên đỉnh "nóc nhà" miền Tây. Nhờ vậy mà những ngày Tết, cánh xe ôm trên Núi Cấm có dịp hốt bạc.

Núi Cấm nằm trên địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Núi Cấm cao 705 m, là ngọn núi cao nhất ĐBSCL.

Sáng 24-1 (mùng 3 Tết), du khách đến Núi Cấm khá đông, hứa hẹn một ngày bội thu cho những người hành nghề xe ôm. Mỗi chuyến lên Núi Cấm 70.000 đồng, du khách đi xe ôm khoảng 10 phút đã có mặt trên đỉnh. Bởi giá rẻ lại nhanh gọn, không mất thời gian đợi mua vé và sắp xếp chờ đến lượt như xe lữ hành hay cáp treo nên rất đông du khách chọn phương tiện bình dân này.

Những chuyến xe nườm nượp lên xuống núi.

Những chuyến xe nườm nượp lên xuống núi.

Anh Nguyễn Hồng Tài (ngụ huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) mỗi năm đều dành thời gian đến Núi Cấm hành nghề xe ôm. "Mấy năm trước tôi thất nghiệp, có người quen rủ lên Núi Cấm chạy xe ôm. Thế là tôi bén duyên với nghề này đến giờ. Mỗi năm tôi đều có mặt ở đây khoảng 3 tháng, nhất là dịp lễ Tết, để chạy xe ôm" - anh Tài cho biết.

Đội xe ôm trên Núi Cấm luôn sẵn sàng phục vụ du khách.

Đội xe ôm trên Núi Cấm luôn sẵn sàng phục vụ du khách.

Theo ông Đinh Văn Chắc, Giám đốc Ban Quản lý Khu du lịch Núi Cấm, trong 2 ngày đầu năm nay đã có hơn 27.000 du khách chọn lựa lên Núi Cấm bằng xe lữ hành và xe ôm.

2 ngày đầu năm Quý Mão, rất đông du khách lên Núi Cấm bằng xe lữ hành và xe ôm.

2 ngày đầu năm Quý Mão, rất đông du khách lên Núi Cấm bằng xe lữ hành và xe ôm.

"Chúng tôi tổ chức xe lữ hành và dịch vụ xe gắn máy cá nhân (tức xe ôm) phục vụ du khách. Bảng giá cho từng loại phương tiện ở từng đoạn đường đều được niêm yết để khách yên tâm sử dụng dịch vụ" - ông Chắc khẳng định.

Những nữ tài xế cũng tham gia trong đội xe ôm

Những nữ tài xế cũng tham gia trong đội xe ôm

Khách càng đông thì đội ngũ cả trăm xe ôm càng có dịp hốt bạc. Chị Trần Thúy Liễu, ngụ xã An Hảo, cho biết đã có 6 năm chạy xe ôm trên Núi Cấm và chị xem đây như nghề chính của mình.

"Tôi là phụ nữ nên thường được khách nữ chọn chở lên núi hay tham quan các chùa. Mấy ngày Tết, tôi chạy cả ngày, khách đi đâu thì mình chở tới đó. Cả ngày lên xuống núi vài chục chuyến là chuyện thường, nhờ vậy tôi được hơn 1,5 triệu đồng" – chị Liễu khoe.

Du khách muốn đi đâu trên Núi Cấm đều được xe ôm nhiệt tình chở đến.

Du khách muốn đi đâu trên Núi Cấm đều được xe ôm nhiệt tình chở đến.

Trong khi đó, anh Lê Văn Long (ngụ thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) tạm trú dài ngày trên Núi Cấm để phục vụ khách quen trong các ngày lễ, Tết. "Mấy năm trước, tôi chở khách rồi nhờ họ lưu số điện thoại lại, lần sau đến Núi Cấm cứ gọi là tôi có mặt. Nơi ăn uống, ngủ nghỉ của khách, tôi lo luôn. Khách đi theo đoàn nên tôi gọi thêm tài xế khác cùng chở. Phục vụ khách theo cách này thu nhập kha khá, đồng thời được họ cho thêm nên có ngày tôi kiếm hơn 2 triệu đồng" - anh Long vui vẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

”Hốt bạc” nhờ bán kem nhả khói độc đáo mùa Trung thu Hà Nội

Những cốc kem khói đang trở thành món ăn độc lạ tại Hà Nội, đang được các bạn trẻ săn lùng trong mùa Trung thu năm nay. Chỉ vài tiếng đứng buổi tối trên phố đi bộ Hàng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vĩnh Kỳ ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN