Với 96.000 tỉ chống kẹt xe, TP.HCM sẽ ra sao trong 3 năm tới?

Sự kiện: Tin ngắn

Với hơn 96.000 tỉ đồng cho giai đoạn 2018 - 2020, TP.HCM sẽ có thêm hàng trăm km đường và hàng chục cây cầu mới,… để giảm ùn tắc giao thông.

Với 96.000 tỉ chống kẹt xe, TP.HCM sẽ ra sao trong 3 năm tới? - 1

Kẹt xe đang là vấn đề nan giải tại TP.HCM.

TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2018 - 2020. Theo đó, tổng nguồn lực thực hiện chương trình này là 96.159 tỉ đồng, sẽ dùng để đầu tư vào 97 dự án (82 dự án từ nguồn ngân sách thành phố, 02 dự án từ nguồn vốn ODA - nguồn vốn chính thức từ nước ngoài, 03 dự án từ nguồn vốn trung ương và 10 dự án theo hình thức đối tác công tư).

Cụ thể, TP.HCM đặt ra mục tiêu theo từng giai đoạn. Ở giai đoạn đầu (đến hết năm 2018), TP.HCM sẽ làm mới và đưa vào sử dụng 33,5km đường bộ và 14 cây cầu; tăng mật độ đường giao thông lên 2,06km/km2; tỉ lệ đất dành cho giao thông đạt 8,97% đất đô thị; khối lượng vận tải hành khách công cộng đô thị đáp ứng được từ 9,6% nhu cầu giao thông; giảm 5% số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông so với năm trước đó.

Còn trong năm 2019, TP.HCM đề ra mục tiêu sẽ làm mới và đưa vào sử dụng 75km đường bộ và 17 cây cầu; mật độ đường giao thông đạt 2,14km/km2; tỉ lệ đất dành cho giao thông đạt 10,01% đất đô thị; khối lượng vận tải hành khách công cộng đô thị đáp ứng được từ 11,2% nhu cầu giao thông.

Ở giai đoạn cuối, năm 2020, sẽ có thêm 81km đường và 18 cây cầu được làm mới và đưa vào sử dụng tại TP.HCM. Cùng với đó, mật độ đường giao thông sẽ đạt 2,2km/km2; tỉ lệ đất dành cho giao thông đạt 12,2% đất đô thị; khối lượng vận tải hành khách công cộng đô thị đáp ứng được từ 15% nhu cầu giao thông

Đồng thời, ở mỗi giai đoạn, TP.HCM đều đặt mục tiêu giảm 5% số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông so với năm trước đó.

Để thực hiện các mục tiêu trên, UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng cơ chế đặc thù nhằm rút ngắn thời gian, các khâu trong công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư đối với các dự án giao thông cấp bách, đảm bảo bàn giao mặt bằng trước tháng 7/2019 (đối với các dự án trong kế hoạch thực hiện vào năm 2020). Ngoài ra phải tăng cường các giải pháp công nghệ hiện đại, tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm vỉa hè,…

Đường ngập như sông, kẹt xe kinh hoàng sau cơn mưa ở Sài Gòn

Cơn mưa lớn vào giờ tan tầm khiến hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn ngập trong biển nước, hàng ngàn phương tiện “chôn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN