Virus Corona đã vào Việt Nam: Tất tật về virus Corona mọi người cần biết

Bản chất của virus Corona vẫn là chủng từng gây ra SARS (năm 2003) và MERS (2017).

GS.TS.Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: H.H).

GS.TS.Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: H.H).

Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, ngày 23/1/2020, Việt Nam ghi nhận 2 trường hợp bệnh xâm nhập là công dân đến từ Vũ Hán (Trung Quốc).

Các trường hợp nói trên đã được phát hiện kịp thời, tổ chức cách ly chặt chẽ tại bệnh viện để không làm lây lan dịch bệnh.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV, GS.TS.Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương đã chia sẻ về virus này.

Thưa ông, hiện số ca mắc virus Corona tại Trung Quốc không ngừng tăng lên. Tại Việt Nam cũng phát hiện 2 cha con người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam dương tính với virus này. Là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực truyền nhiễm, ông đánh giá như thế nào về mức độ nguy hiểm của virus Corona?

Bản chất của virus Corona mới này vẫn là chủng từng gây ra SARS (năm 2003) và MERS (2017).

Bệnh viêm phổi cấp do virus Corona mới là bệnh lây qua đường hô hấp. Trong vòng 2m nếu người xung quanh hít phải giọt bắn của nước bọt hay hắt hơi của người bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Giống như bệnh SARS, virus này sẽ lây từ bệnh nhân sang cán bộ y tế nên không chỉ người dân mà cán bộ y tế cũng có nguy cơ lây lan. Vì thế cần cần cảnh báo để cán bộ y tế - những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân không được lơ là, mất cảnh giác và phải dự phòng ngay từ đầu.

Về bệnh cảnh lâm sàng của bệnh tương tự như SARS. Cụ thể, bệnh nhân sẽ bị viêm đường hô hấp cấp tính dẫn đến viêm phổi và suy đường thở. Khi 2 phổi tổn thương toàn bộ, bệnh nhân sẽ không có khả năng trao đổi oxy, dẫn đến não bị tổn thương, suy đa tạng và bệnh nhân sẽ tử vong. Nếu không được khống chế tỷ lệ tử vong sẽ cao.

Hiện, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với virus Corona vì thế việc điều trị vẫn dựa trên phòng bệnh và phát hiện điều trị triệu chứng và biến chứng.

Như ông nói, về bệnh cảnh lâm sàng của bệnh viêm phổi cấp do virus Corona tương tự như SARS. Vậy, so với đại dịch SARS năm 2003 thì loại virus nào nguy hiểm hơn, thưa ông?

Dịch virus Corona mới bùng phát nên cũng chưa thể đánh giá được virus này nguy hiểm hơn hay ít nguy hiểm hơn so với SARS, tỷ lệ tử vong cao hay thấp.

Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, đến ngày 24/1/2020, Trung Quốc đã ghi nhận 634 trường hợp mắc bệnh viêm phổi cấp do nCoV tại 24 tỉnh/thành phố, trong đó có 17 trường hợp tử vong, 15 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh.

Dự kiến, số mắc sẽ tiếp tục tăng, song số tử vong có thể vẫn dừng lại ở con số này. Dù vậy, hiện tại nó lây lan khá nhanh.

Bản chất của virus Corona mới này vẫn là chủng từng gây ra SARS (năm 2003) và MERS (2017).

Bản chất của virus Corona mới này vẫn là chủng từng gây ra SARS (năm 2003) và MERS (2017).

Vậy, cơ chế lây lan của virus Corona là gì, thưa GS?

Virus corona mới lây theo đường hô hấp, ở mức độ tiếp xúc gần.

Về nguyên tắc, hầu các bệnh truyền nhiễm đều không lây trong thời kỳ ủ bệnh trừ sởi, quai bị có thể lây trước khi có biểu hiện bệnh về lâm sàng. Các virus Corona nói chung chúng tôi theo dõi trong thời gian dài thì không lây trong thời kỳ ủ bệnh, tuy nhiên với virus corona mới này thì cần theo dõi thêm.

Nếu chúng ta ngăn chặn được virus Corona, nó sẽ lây lan chậm còn nếu không ngăn chặn được dịch sẽ lây lan rất nhanh, nguy cơ tử vong lớn.  

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết một người mắc virus Corona và khi nào người dân cần đi khám ngay?

Dấu hiệu nhận biết viêm phổi cấp do chủng coronavirus mới vì triệu chứng gần giống với cảm lạnh. Corona virus thường có triệu chứng như: Sốt, đau họng, sổ mũi, nhức đầu, rét run, tức ngực, ho, khó thở… Khi virus này gây bệnh nặng thì tùy cơ quan bị tổn thương mà nó có biểu hiện khác.

Bệnh nhân có tiền sử ở hoặc đi qua vùng có lưu hành dịch trong vòng 2 tuần. Có sốt và có các triệu chứng viêm phổi như đau ngực, khó thở, ho….thì cần đi khám ngay.

Ngoài ra, những người tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi bị bệnh, động vật hoang dã ở các vùng dịch tễ trong vòng 14 ngày. Sốt hoặc có các triệu chứng hô hấp và khởi phát trong vòng 14 ngày sau khi tiếp xúc với trường hợp có thể hoặc khẳng định mắc bệnh do nCoV.

Virus Corona tấn công cơ thể như thế nào, thưa GS?

Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh viêm đường hô hấp do virus Corona mới tương tự như SARS.

Bệnh nhân sẽ bị viêm đường hô hấp cấp tính dẫn đến viêm phổi và suy đường thở. Khi 2 phổi tổn thương toàn bộ, bệnh nhân sẽ không có khả năng trao đổi oxy, dẫn đến não bị tổn thương, suy đa tạng và bệnh nhân sẽ tử vong. Nếu không được khống chế tỷ lệ tử vong sẽ cao.

Vậy, theo ông ông làm thế nào để phát hiện sớm, hạn chế sự lây lan của dịch?

Quan trọng là phát hiện sớm cách ly ca bệnh kịp thời, tránh lây lan. Bởi đây là dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào nước ta vì thế cần giám sát chặt những người đi từ vùng dịch về.

Cần giám sát các chuyến bay đi từ vùng dịch về. Không phải ai đi từ vùng dịch về cũng áp dụng biện pháp cách ly nếu không sốt nhưng cần theo dõi tại nhà, khi có biểu hiện bệnh cần đến viện ngay.

Đồng thời cơ quan y tế cũng phải nắm được danh sách của tất cả các hành khách trên chuyến bay đó, tên tuổi, địa chỉ, ngồi ở ghế nào.

Trong trường hợp sau này có một hành khách xác định dương tính thì cần cách ly theo dõi những người ngồi gần bệnh nhân nhất, trong vòng 2m.

Đặc biệt, những trường hợp phát hiện bị sốt khi đi cửa khẩu cần phải cách ly ngay. Thực tế, không phải ai đi qua cửa khẩu có biểu hiện ho, sốt cũng là do virus corona mới, tỷ lệ dương tính là rất nhỏ.

Giai đoạn này cần sự cảnh giác cao của tất cả các cơ sở y tế. Trường hợp nào sốt, đến từ vùng dịch về đều cần cách ly ngay, sau đó làm các xét nghiệm sàng lọc loại trừ.

Vậy, các biện pháp phòng ngừa virus Corona mà người dân và cộng đồng cần làm gì, thưa ông?

Mọi người nên thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng không nên hoang mang, lo lắng và thực hiện:

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.

Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

Người dân không nên đi/đến khu vực đang có dịch tại Trung Quốc nếu không cần thiết.

Những người trở về vùng có dịch tại Trung Quốc hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp câp do nCoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Nguồn: [Link nguồn]

Cách phòng ngừa căn bệnh chết người do virus corona đến từ Trung Quốc

Việc 2 cha con đến Việt Nam từ TP Vũ Hán (Trung Quốc) bị nhiễm virus corona và đang được điều trị cách ly tại Bệnh viện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN