Người mắc bệnh sùi mào gà, giang mai có được lái tàu?

Sự kiện: Tin nóng

Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, khi đưa ra dự thảo này cơ quan soạn thảo đã có cái lý của họ.

Người mắc bệnh sùi mào gà, giang mai có được lái tàu? - 1

Nhân viên y tế khám, kiểm tra sức khỏe cho nam bệnh nhân. 

Bộ Y tế đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư Quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu gồm lái tàu, phụ tàu; người gác đường ngang, gác cầu chung; người gác ghi...

Một trong những quy định gây tranh cãi lần này là: Nhân viên đường sắt phải khám cơ quan sinh dục.

Nhiều người đặt câu hỏi: “Nếu theo dự thảo này thì những người có bệnh tình dục như: Sùi mào gà, giang mai có được phép lái tàu?”.

Trao đổi với PV về ông Lê Lương Đống, Trưởng phòng Phục hồi Chức năng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, thành viên ban soạn thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn về sức khỏe của nhân viên đường sắt cho biết, trong Dự thảo này, mục liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục, nam giới bị tràn dịch màng tinh hoàn, thiếu tinh hoàn hoặc tinh hoàn ẩn, mắc bệnh niệu đạo, dương vật phải can thiệp... được xếp vào không đủ điều kiện cho vị trí lái tàu, phụ lái tàu.

Đối với nam sẽ được khám dương vật, tinh hoàn, bộ phận tiết niệu. Nếu mắc những bệnh này không thể tuyển đầu vào để học và lái tàu.

“Lái tàu là nghề đặc biệt hơn các ngành nghề khác, sức khỏe bản thân người lái tàu có ảnh hưởng đến nhiều người. Nếu có bệnh là không đạt yêu cầu. Nếu cứ tuyển vào rồi đi điều trị thì tuyển làm gì”, ông Đống nói.

Thành viên ban soạn thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn về sức khỏe của nhân viên đường sắt cho biết, người lái tàu thường lái đường dài, đường rừng núi. Không giống như nghề lái xe, nghề lái tàu nếu có bệnh không thể tự nhiên dừng lại để vào trạm xá hay bệnh viện chữa được. Do đó, phải “lọc” ngay từ khâu đầu vào bằng việc khám sức khỏe.

Trong trường hợp, người đang lái tàu mà có bệnh tiết niệu, sinh dục bệnh vùng dương vật như sùi mào gà, giang mai thì phải kiểm tra sức khỏe trong mỗi lần khám định kỳ. Nếu có bệnh thì phải cho điều trị ngay bởi không điều trị, vẫn ngồi lái thì gây hậu quả khôn lường. Nếu điều trị khỏi, người sử dụng lao động lại bố trí công việc còn không khỏi thì không thể tiếp tục công việc.

Đối với chỉ số về vòng ngực, ông Đống cho biết, nữ giới là trưởng tàu, trực ban chạy tàu, nhân viên gác ghi, điều độ chạy tàu phải cao từ 1,53 m, cân nặng 45 kg, vòng ngực trung bình từ 75 cm trở lên mới được lái tàu.

Ông Đống lý giải, tiêu chí “vòng ngực” chỉ là một trong nhiều chỉ số sinh học được đưa ra để đảm bảo sức khỏe của người lái tàu. Vòng ngực là một trong những chỉ số đánh giá thể trạng sức khỏe của một người bởi nó có chức năng hô hấp. Cả nam và nữ nếu có độ giãn nở của phổi lớn, có nghĩa là đường hô hấp tốt thì vòng ngực sẽ lớn. Tuy nhiên, chỉ số này có thể thay đổi nếu sau này các cơ sở khám chữa bệnh có ý kiến.

Ông Đống cho biết, đây mới là Dự thảo lần 1. Bộ Y tế sẽ họp với Đường sắt Việt Nam, lấy ý kiến, lắng nghe và mong mọi người góp ý mang tính xây dựng. Khi các bên đồng ý thì mới ban hành.

Là người phản biện Dự thảo này, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, khi đưa ra dự thảo này cơ quan soạn thảo đã có cái lý của họ.

“Thử hỏi, người lái tàu mắc bệnh tiết niệu, sinh dục suốt ngày tè dầm, ngứa gãi thì có ngồi mà lái được không?”, ông Quang đặt câu hỏi.

Do đó, theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế, nếu khám sức khỏe, tuyển đầu vào thì không nên tuyển còn nếu đang bị các bệnh tình dục thì phải chữa cho khỏi mới có thể làm việc.

Nghề lái tàu: Nam khám sinh dục, nữ vòng 1 trên 75cm?

Một trong những quy định gây tranh cãi trong Dự thảo lần 1 của Bộ Y tế chủ trì xây dựng về khám sức khỏe lái tàu, nhân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN