Từ 1/1/2022, nhiều vi phạm giao thông tăng mức phạt gấp 2-3 lần

Sự kiện: Thời sự

Theo quy định mới áp dụng từ ngày 1/1/2022, nhiều hành vi vi phạm giao thông đường bộ sẽ tăng mức phạt lên gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với mức phạt cũ. Quy định mới áp dụng theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 100/2019.

Theo đó, Nghị định 123 tăng mức phạt tối đa trong lĩnh vực đường bộ từ 40 triệu đồng lên 75 triệu đồng đối với cá nhân (như hành vi “nhồi nhét” khách, xe quá tải); Quy định mới cũng xác định các tổ hợp tác được xác định là tổ chức; xử phạt với cả các hành vi đã kết thúc nhưng có đầy đủ bằng chứng về hành vi.

Nghị định 123 tăng nhiều mức phạt hành chính lên gấp đôi so với Nghị định 100, đặc biệt với hành vi chở quá tải có mức phạt tăng gấp 3 lần quy định cũ, mức phạt tối đa lên tới 150 triệu đồng.

Cụ thể, xe chở quá tải từ 10-20% tải trọng thiết kế của xe sẽ tăng mức phạt với lái xe từ 2-3 triệu đồng lên 4-6 triệu đồng, phạt chủ phương tiện là cá nhân lên 6-8 triệu đồng và tổ chức từ 12-16 triệu đồng.

Chở quá tải từ 20-50% mức phạt với lái xe tăng từ 3-5 triệu đồng lên 13-15 triệu đồng, chủ xe cá nhân tăng lên 28-32 triệu đồng, chủ xe là tổ chức bị phạt lên tới 56-64 triệu đồng.

Chở quá tải từ 50% trở lên thay vì mức phạt chia thành nhiều mức và lái xe chỉ bị phạt tối đa 16 triệu đồng, thì quy định mới đưa về 1 mức phạt tiền từ 40-50 triệu đồng với lái xe, chủ xe là cá nhân bị phạt 70-75 triệu đồng, chủ xe là tổ chức phạt lên tới 140-150 triệu đồng.

Xe chở quá tải sẽ tăng mức phạt lên gấp 3 lần hiện hành cả với lái xe và chủ xe.

Xe chở quá tải sẽ tăng mức phạt lên gấp 3 lần hiện hành cả với lái xe và chủ xe.

Tăng mức xử phạt với lái xe ô tô sử dụng điện thoại, đi vào đường cấm, vi phạm quy định dừng đỗ xe, lùi xe tăng từ 1-2 triệu đồng lên 2-3 triệu đồng/hành vi; hành vi đi ngược chiều, sai làn đường, chạy quá tốc độ từ 10-20km/h tăng mức phạt từ 3-5 triệu đồng thành 4-6 triệu đồng/hành vi; tăng gấp đôi mức phạt gây trả trở xe ưu tiên (lên 6-8 triệu đồng).

Với người điều khiển xe máy, không đội mũ bảo hiểm tăng mức phạt lên 4-6 trăm nghìn đồng, không nhường đường cho xe ưu tiên tăng lên 1-2 triệu đồng.

Với vi phạm của tài xế ô tô trên đường cao tốc, như đi sai làn, đi vào làn dừng khẩn cấp tăng mức phạt từ từ 3-5 triệu đồng lên 6-8 triệu đồng; dừng đỗ xe không đúng nơi quy định, quay đầu xe, dừng đón trả khách và hàng trên đường cao tốc tăng mức phạt từ 5-8 triệu đồng lên 10-12 triệu đồng.

Tăng mức phạt tiền từ 2-3 triệu đồng lên 3-5 triệu đồng với hành vi xe hết hạn kiểm định dưới 1 tháng, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, hỏng phanh.

Tăng mức phạt từ 4-6 triệu đồng lên 10 -12 triệu đồng với xe đăng kiểm tạm tham gia giao thông, xe ra khỏi khu vực hoạt động hạn chế, xe hết niên hạn sử dụng; xe gắn biển số không đúng quy định, che, xoá biển tăng mức phạt từ 100-200 nghìn đồng lên 1-2 triệu đồng.

Với người lái ô tô khi bằng lái hết hạn dưới 3 tháng, bằng bị tẩy xoá, bằng không hợp lệ sẽ tăng phạt từ 4-6 triệu đồng lên 5-7 triệu đồng; và tăng phạt lên 10-12 triệu đồng nếu bằng lái hết hạn trên 3 tháng, không có bằng lái, bằng giả.

Chủ xe ô tô thay đổi màu sơn không đúng với giấy đăng ký bị phạt lên 2-4 triệu đồng, phạt 14-16 triệu đồng với chủ xe ô tô đưa phương tiện chưa đăng ký vào lưu thông, và 28-32 triệu đồng với chủ máy kéo chưa đăng ký.

Với hành vi đua xe máy, xe máy điện mức phạt tăng từ 7-8 triệu đồng lên 10-15 triệu đồng; đua xe ô tô tăng mức phạt từ 8-10 triệu đồng lên 20-25 triệu đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Hàng loạt chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng đầu tiên của năm 2022

Tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động; Không phân loại rác sẽ không được thu gom… là những chính sách nổi bật có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lê Hữu Việt ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN