Tiết lộ bất ngờ về ngôi nhà cổ làm bằng đá độc nhất vô nhị ở Ninh Bình

Chủ nhân của ngôi nhà phải kết bè chuối chở đá từ trong núi ra và huy động khoảng 30 người làm thủ công trong hai năm mới hoàn thành ngôi nhà độc đáo này.

Clip: Ngôi nhà cổ được làm bằng đá với kiểu kiến trúc có một không hai ở Ninh Bình

Ngôi nhà cổ với kiểu kiến trúc có một không hai này tọa lạc ở thôn Xuân Phúc, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ngôi nhà được xây dựng cách đây hơn 100 năm trên khu đất rộng khoảng 300m2 với tường vách, cột kèo, sân cổng làm bằng đá xanh nguyên khối.

Ngôi nhà tuổi đời trên 100 năm này được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ gồm 3 gian 2 chái. Gian giữa là nơi thờ tự gia tiên, hai bên là phòng tiếp khách, còn hai chái được gia chủ sử dụng làm nơi nghỉ ngơi

Hiện người tiếp quản, trông coi ngôi nhà này là bà Đinh Thị Long (82 tuổi). Bà Long cho biết, người xây dựng ngôi nhà là ông nội chồng bà - cụ Lương Văn Xiển – thợ chế tác đá nổi tiếng trong vùng. Năm 1875, cụ Xiển tham gia xây dựng Nhà thờ đá Phát Diệm (huyện Kim Sơn, Ninh Bình). Khi nhà thờ hoàn thiện, cụ Xiển mời nhóm thợ khoảng 30 người về quê xây dựng căn nhà đá này.

Toàn cảnh ngôi nhà nhìn từ bên ngoài. Tường rào được đục đẽo hình đồng tiền âm dương. Trên cổng chào đề năm khánh thành nhà là 1934, bên trên có bức cuốn thư khắc chữ Nho. Cổng ra vào nhà, bên trên có vọng gác cũng được làm từ đá xanh.

Toàn cảnh ngôi nhà nhìn từ bên ngoài. Tường rào được đục đẽo hình đồng tiền âm dương. Trên cổng chào đề năm khánh thành nhà là 1934, bên trên có bức cuốn thư khắc chữ Nho. Cổng ra vào nhà, bên trên có vọng gác cũng được làm từ đá xanh.

Theo bà Long, để xây ngôi nhà này, cụ Xiển đã phải kết bè chuối, chở đá từ trong núi cách nhà hơn 1km về. Ngôi nhà được xây dựng gần 2 năm mới xong, mãi sau này mới có điều kiện làm thêm cổng. Tính ra phải mất 15 năm (từ năm 1919 đến năm 1934) ngôi nhà mới hoàn thiện.

"Tôi không biết ông cụ bỏ ra bao nhiêu tiền để xây nhà, chỉ nghe nghe kể lại, cụ phải bỏ ra một số vàng rất lớn. Thời điểm đó, cụ là người giàu có trong làng nên mới có điều kiện xây nhà bằng đá. Thời gian làm kéo dài vì làm rất tỉ mỉ, không ưng ý cụ lại bắt làm lại", bà Long cho biết.

Nói về giá trị của ngôi nhà thời điểm hiện tại, bà Long cho hay: “Trước khi ông cụ mất, cụ có dặn con cháu phải giữ gìn cho muôn đời sau và không được bán cho bất kỳ ai vì cha phải ăn cháo, ăn rau để dành tiền xây ngôi nhà này. Năm ngoái có một số người đến thăm quan và trả giá 10 tỷ đồng để mua, nhưng dù có trả 100 tỷ thì  tôi cũng không bán”.

Chủ nhân ngôi nhà cho biết, giai đoạn Mỹ ném bom miền Bắc, ngôi nhà trúng bom, một số xà, cột, nhà bị gãy, nứt, mái nhà hầu như bị bay hết. Chồng bà Long đã phải gắn lại những điểm bị nứt, gãy. Năm 2014, con cháu trùng tu lại một lần nữa để làm nơi thờ cúng. Hiện tại, nhiều đoàn đến tham quan, nhiều nhà khoa học đến nghiên cứu và thợ chế tác đá ở khắp nơi cũng đến học hỏi nghệ thuật chế tác đá ở ngôi nhà này.

Hình ảnh chi tiết về ngôi nhà cổ làm bằng đá độc đáo ở Ninh Bình:

Ngôi nhà có lối kiến trúc đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ với 3 gian, 2 chái, sân vườn rộng rãi. Khoảng sân trước nhà cũng được lát bằng đá và để một khoảng trống nhỏ cho cỏ mọc tạo nên không gian mát mẻ cho công trình.

Ngôi nhà có lối kiến trúc đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ với 3 gian, 2 chái, sân vườn rộng rãi. Khoảng sân trước nhà cũng được lát bằng đá và để một khoảng trống nhỏ cho cỏ mọc tạo nên không gian mát mẻ cho công trình.

Từng họa tiết khắc trên đá rất tỉ mỉ, công phu.

Từng họa tiết khắc trên đá rất tỉ mỉ, công phu.

Tất cả các chi tiết của ngôi nhà đều được làm thủ công và ghép nối với nhau bằng mộng mà không hề sử dụng chất kết dính. Trong ảnh là những vết nứt do ảnh hưởng của bom Mỹ thả năm 1972.

Tất cả các chi tiết của ngôi nhà đều được làm thủ công và ghép nối với nhau bằng mộng mà không hề sử dụng chất kết dính. Trong ảnh là những vết nứt do ảnh hưởng của bom Mỹ thả năm 1972.

Tuy làm bằng đá nhưng khu nhà vẫn có sự mềm mại như làm bằng gỗ.

Tuy làm bằng đá nhưng khu nhà vẫn có sự mềm mại như làm bằng gỗ.

Hai bức tứ quý “Tùng, Trúc, Cúc, Mai” chạm khắc ở đầu hè.

Hai bức tứ quý “Tùng, Trúc, Cúc, Mai” chạm khắc ở đầu hè.

Khung nhà, tường vách, bình phong, sập… được đục đẽo từ đá xanh.

Khung nhà, tường vách, bình phong, sập… được đục đẽo từ đá xanh.

Chiếc sập làm bằng đá xanh nguyên khối kê giữa nhà. Bà Long cho hay, chiếc sập này vừa được làm mới, thay thế cho chiếc sập cũ đã hỏng hóc.

Chiếc sập làm bằng đá xanh nguyên khối kê giữa nhà. Bà Long cho hay, chiếc sập này vừa được làm mới, thay thế cho chiếc sập cũ đã hỏng hóc.

Các cột trong nhà được khắc tinh xảo, có những câu đối bằng chữ Nho. Trên tường nhà có bài thơ của gia chủ tạc bằng đá.

Các cột trong nhà được khắc tinh xảo, có những câu đối bằng chữ Nho. Trên tường nhà có bài thơ của gia chủ tạc bằng đá.

Phần mái với vì, kèo, rui, mè, khóa gian... làm bằng gỗ lim, qua nhiều năm vẫn còn tốt, không bị mối mọt. Hệ thống 12 cánh cửa bức bàn cũng làm bằng gỗ lim.

Phần mái với vì, kèo, rui, mè, khóa gian... làm bằng gỗ lim, qua nhiều năm vẫn còn tốt, không bị mối mọt. Hệ thống 12 cánh cửa bức bàn cũng làm bằng gỗ lim.

Cửa sổ bằng đá khắc hình cây cổ thụ và muông thú.

Cửa sổ bằng đá khắc hình cây cổ thụ và muông thú.

Trước gian bếp có một chiếc sập bằng đá và hai cây bonsai cổ thụ.

Trước gian bếp có một chiếc sập bằng đá và hai cây bonsai cổ thụ.

Hòn non bộ, cá chép hóa rồng tạc từ đá nguyên khối... được đặt ở phía bên phải sân vườn theo tính toán phong thủy của gia chủ.

Hòn non bộ, cá chép hóa rồng tạc từ đá nguyên khối... được đặt ở phía bên phải sân vườn theo tính toán phong thủy của gia chủ.

Nguồn: [Link nguồn]

Thăm lại ngôi nhà lịch sử từng 2 lần đón Bác

Ở gian giữa ngôi nhà là một bàn thờ có ảnh Bác Hồ, lá cờ Đảng, cờ Tổ quốc và câu khẩu hiệu: “Đời đời nhớ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN