Thủ tướng: Đặt lợi ích quốc gia là tối thượng trong hoạt động ngoại giao

Sự kiện: Thời sự

Thủ tướng nhấn mạnh: Đổi mới tư duy với với lợi ích quốc gia là tối thượng; cương quyết, kiên định, mềm mại, linh hoạt, hiệu quả.

Ngày 15-12, Hội nghị Ngoại giao 31 với chủ đề Ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động thích ứng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao chủ đề của Hội nghị lần này thể hiện sự quyết tâm, tính chiến đấu của toàn ngành ngoại giao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TUẤN ANH 

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TUẤN ANH 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra những thay đổi, biến động nổi bật trong hai năm vừa qua mà ngành ngoại giao cần xác định rõ để đề ra những đường hướng phù hợp trong thời gian tới. Đó là đại dịch COVID-19 đang chi phối toàn bộ hoạt động trong nước, cũng như quốc tế, tác động đến mọi mặt của đời sống, từ chính trị-ngoại giao, đến kinh tế, xã hội…

Thủ tướng nhấn mạnh, trong nước, Việt Nam nói chung và ngành đối ngoại nói riêng cần tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ quan trọng theo cương lĩnh, Hiến pháp, là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không bỏ qua an sinh xã hội, bảo vệ môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần;

Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; hướng tới mục tiêu 2045 và trước mắt triển khai nghị quyết Đại hội XIII về đối ngoại; vừa chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ từ sớm từ xa bằng các biện pháp ngoại giao; kết hợp chặt chẽ, phát huy quan hệ hữu cơ giữa công tác đối nội và đối ngoại; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh phương châm “14 chữ”: “tình cảm, chân thành, tin cậy, bình đẳng, tôn trọng, hiệu quả và cùng phát triển”; đổi mới tư duy với với lợi ích quốc gia là tối thượng; cương quyết, kiên định, mềm mại, linh hoạt, hiệu quả.

Về ba trụ cột ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, về ngoại giao chính trị, Việt Nam cần kiên trì đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy với các nước và là thành viên có trách nhiệm, tích cực chủ động hội nhập quốc tế, vì hòa bình, hợp tác và phát triển.

Hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Ảnh: TUẤN ANH 

Hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Ảnh: TUẤN ANH 

Thủ tướng cho rằng, công tác đối ngoại cần xây dựng hình ảnh tình cảm, chân thành và tin cậy với bạn bè quốc tế và các doanh nghiệp, tuân thủ tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, làm cho họ hiểu về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, đáp ứng xu thế của thời đại là hòa bình, hợp tác và phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng: “Cán bộ ngoại giao cần nhạy bén về chính trị, nhạy cảm về kinh tế và sâu sắc về khoa học công nghệ". Cán bộ ngoại giao cần có tư duy, phương pháp luận để đi vào tìm hiểu chiều sâu về các lĩnh vực, hướng tới xây dựng một nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, nhân ái, thủy chung và linh hoạt, sáng tạo nhưng cũng quật cường và kiên quyết khi cần thiết.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, cải thiện đời sống của cán bộ, nhân viên để cán bộ ngoại giao có thể tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp đối ngoại của đất nước. Trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao 31 đã diễn ra Lễ khen thưởng một số tập thể và cá nhân có thành tích nổi bật trong thời gian vừa qua.

Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết ngành Ngoại giao đã kiên trì nguyên tắc kiên định mục tiêu, chủ động, linh hoạt, sáng tạo khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trọng yếu của đối ngoại, từ đó đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện.

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, trong gian nan của đại dịch COVID-19, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và trực tiếp là Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngoại giao đã chủ động tích cực phối hợp với các bộ, ngành đi đầu triển khai ngoại giao kinh tế, ngoại giao vaccine, tranh thủ được sự ủng hộ kịp thời, hiệu quả của cộng đồng quốc tế về vaccine, vật phẩm y tế trong điều trị và phòng chống và thích ứng an toàn với dịch bệnh.

Bên cạnh đó, ngành Ngoại giao tiếp tục quảng bá mạnh mẽ ra thế giới hình ảnh Việt Nam độc lập, tự chủ, giàu bản sắc văn hóa, thủy chung, tin cậy và đang quyết tâm đổi mới; đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào các diễn đàn quốc tế quan trọng, đặc biệt là hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, từ đó nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại sứ Việt Nam kể hậu trường ngoại giao vaccine

Việt Nam từ chỗ lo lắng không thể có đủ vaccine cho gần 100 triệu dân thì nay đã tiếp nhận hơn 160,7 triệu liều vaccine...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VIẾT THỊNH ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN