Thông tin bí mật trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền
Thông tư liên tịch số 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định về những thông tin bí mật, công khai trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
Mới đây, Bộ Công an, VKSND Tối cao và TAND Tối cao ban hành Thông tư liên tịch số 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC về phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
Công an thực hiện lệnh khám xét trong quá trình điều tra một vụ án có liên quan đến tội rửa tiền. Ảnh: CA
Đáng chú ý, Điều 6 thông tư quy định về những thông tin bí mật, thông tin công khai trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
Cụ thể, thông tin bí mật nhà nước, bí mật công tác là những thông tin liên quan đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật công tác.
Thông tin công khai là những thông tin liên quan đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật công tác.
Về việc phối hợp trao đổi thông tin, quá trình điều tra các tội phạm có thể là tội phạm nguồn của tội rửa tiền, quá trình điều tra tội khủng bố, CQĐT phải điều tra, xác minh, làm rõ các dấu hiệu tội rửa tiền, tội tài trợ khủng bố và kịp thời trao đổi thông tin, tài liệu cho VKS cùng cấp. Chậm nhất 5 ngày trước khi quyết định khởi tố vụ án về tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, CQĐT trao đối với VKS cùng cấp để phối hợp.
Quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hành vi có thể là tội phạm nguồn của tội rửa tiền hoặc tội khủng bố, VKS phải kịp thời phát hiện, trao đổi thông tin với CQĐT, đề ra yêu cầu điều tra để làm rõ dấu hiệu của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
Trước khi kết thúc điều tra, điều tra viên và kiểm sát viên phải phối hợp trao đổi thông tin, rà soát đánh giá tài liệu chứng cứ và các thủ tục tố tụng của vụ án, đảm bảo hoạt động điều tra tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật. Đặc biệt, điều tra viên và kiểm sát viên phải lập biên bản trao đổi thông tin, đánh giá chứng cứ, tài liệu và lưu hồ sơ lưu của mỗi cơ quan.
Cạnh đó, Điều 7 thông tư liệt kê phạm vi trao đổi thông tin trong các giai đoạn. Trong đó, giai đoạn truy tố những thông tin trao đổi là: Nhập, tách vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố; quyết định chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền; quyết định truy tố; quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, đình chỉ vụ án hình sự, đình chỉ bị can; tạm đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ bị can; phục hồi vụ án và những thông tin khác mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trao đổi.
Trong giai đoạn xét xử là những thông tin: Chuyển vụ án trong xét xử, bàn giao tài liệu, hồ sơ vụ án; đưa vụ án ra xét xử; xây dựng kế hoạch xét xử và phối hợp trao đổi trong việc tổ chức bảo vệ phiên tòa...
Những hành vi bị nghiêm cấm Thu thập, tiết lộ trái phép thông tin về tình hình, kết quả điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố hoặc lợi dụng để thu thập, cung cấp trái phép thông tin cá nhân, thông tin khác không thuộc phạm vi điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố. Sử dụng thông tin cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc thông tin khác không thuộc phạm vi điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố vào mục đích cá nhân hoặc các mục đích khác không thuộc phạm vi điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố. (Điều 5 Thông tư liên tịch số 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC) |
Nguồn: [Link nguồn]
Theo Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an Hà Nội, phương thức phạm tội của các đối tượng rất tinh vi. Sau khi nhận tiền của người bị hại thì chia nhỏ gửi qua...