Thiên thạch đầu tiên lao xuống Trái đất trong năm

Các nhà thiên văn học cho biết một thiên thạch nhỏ đã lao vào bầu khí quyền Trái đất vào ngày 2/1, sau khi được phát hiện chỉ 1 ngày trước đó.

Thiên thạch đã được các nhà khoa học đặt tên là  2014 AA bởi vì nó là thiên thạch đầu tiên được phát hiện trong năm nay. Trung tâm tiểu hành tinh thông báo rằng thiên thạch đã lao vào bầu khí quyển Trái đất vào khoảng 5 giờ ngày 2/1 (theo giờ quốc tế).

Thiên thạch được các nhà thiên văn học phỏng đoán có chiều ngang từ 1 đến 5 m và nó được cho là bị đốt cháy trên bầu trời Đại Tây Dương, có thể ở ngoài khơi bờ biển Tây Phi.

Đây chỉ là lần thứ hai các nhà thiên văn học phát hiện một thiên thạch ngay trước khi nó bay vào bầu khí quyển Trái đất. Lần đầu tiên là vào năm 2008, khi một thiên thể được đặt tên 2008 TC3 bị đốt cháy trên bầu trời Sudan ở châu Phi. Giống như 2014 AA, thiên thạch 2008 TC3 được phát hiện chỉ 1 ngày trước khi nó lao xuống Trái đất.

Thiên thạch đầu tiên lao xuống Trái đất trong năm - 1

Sơ đồ quỹ đạo của thiên thạch 2014 AA, theo tính toán bởi nhà thiên văn học Bill Gray

Các nhà thiên văn học tại Đài quan sát núi 2008 TC3 đã sử dụng một kính viễn vọng đường kính 150 cm ở bang Arizona (Mỹ) để xác định thiên thạch 2014 AA vào ngày 1/1. Các nhà thiên văn học khác đã nhanh chóng khẳng định sự tồn tại của thiên thạch này. Các tính toán quỹ đạo bay thiên thạch cho thấy nó rất gần Trái đất và ngày càng gần hơn.

Theo nhà thiên văn học Pasquale Tricarico, thiên thạch đã lao xuống phía tối của Trái đất. Mặc dù vậy, ông không chắc chắn về thời gian và địa điểm nó bay vào bầu khí quyển hành tinh của chúng ta, bởi vì chỉ có 7 quan sát trước khi thiên thạch biến mất.

Các tính toán bởi nhà thiên văn học Bill Gray cho thấy rằng thiên thạch 2014 AA bay vào bầu khí quyển Trái đất tại khu vực nằm giữa châu Phi và Trung Mỹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phong (Theo Earth Sky) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN