TGĐ đánh nhân viên sân golf: Có là làm nhục?

Theo luật sư, việc đánh nhân viên sân golf xảy ra trước mặt nhiều người nên hành vi của vị Tổng giám đốc có dấu hiệu của tội “làm nhục người khác”.

Có dấu hiệu làm nhục?

Theo luật sư Trịnh Anh Dũng (Trưởng Văn phòng Luật sư Trịnh, Hà Nội): Trước hết phải khẳng định, việc ông Nguyễn Đức Sơn – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội vung gậy đánh nhân viên phục vụ tại sân golf Tam Đảo là vi phạm pháp luật. Ông Sơn đã có hành vi cố ý gây thương tích.

Tuy mức độ thương tích có thể chưa nặng đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng việc đánh nhân viên này xảy ra trước mặt nhiều người nên luật sư này cho rằng, hành vi của vị TGĐ còn có dấu hiệu của tội “làm nhục người khác”.

Luật sư diễn giải: Làm nhục là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Người phạm tội này sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Theo ông Dũng, nếu chỉ đơn thuần đánh người ngoài đường là khác. Trường hợp này là một khách hàng đánh nhân viên phục vụ. Anh ta mắc lỗi, khách hàng có thể phản ánh với ông chủ để thay thế người khác.

“Không thể cậy mình có tiền mà coi thường người khác, thích là đánh, lại đánh trước mặt nhiều người.” – Luật sư Dũng nói.

tong giam doc danh nguoi phuc vu san golf  danh nguoi o san golf  dung gay choi golf danh nguoi  nhan vien san golf bi danh bat tinh  danh nhan vien san golf  nhan vien san golf bi danh  cong an  bao cong an  bao cong an  bao an ninh  an ninh  tin an ninh  phap luat  tin phap luat  bao phap luat  luat  tin nhanh  tin moi  tin hay  tin nong  tin hot  tin tức  tin tuc  tintuc  tin tuc online  bao dien tu  bao vn  xa hoi  doc bao  bao  viet nam  vn

Sân golf Tam Đảo, nơi xảy ra vụ việc

Với cách lý giải trên, ông Dũng cho rằng, đánh một nhân viên phục vụ không dám phản kháng trước mặt nhiều người như vậy có thể coi là một sự làm nhục.

Tuy nhiên, theo Bộ luật tố tụng hình sự, để có thể xử lý hình sự về hành vi làm nhục người khác, chính bị hại phải làm đơn tố cáo.

Luật sư Dũng cho rằng, nhân viên phục vụ này hoàn toàn có quyền làm đơn tố cáo tới cơ quan pháp luật. Từ đó, công an sẽ có cơ sở và có thể xem xét khởi tố vụ án hình sự về tội làm nhục người khác để điều tra làm rõ.

Sếp “công ích” có được làm thế?

Trong khi đó, theo luật sư Phạm Thành Long (GĐ Công ty Luật Gia Phạm, Hà Nội) khó cho rằng đây là hành vi làm nhục người khác.

Ông Long đồng ý, ông TGĐ trên có hành vi cố ý gây thường tích. Tuy nhiên, thương tích thế nào phải được giám định. Qua đó, cơ quan pháp luật mới xem xét thương tích có đủ mức độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Còn hành vi “làm nhục”, theo luật sư Long, với những thông tin như báo chí nêu, chưa đủ để cho rằng có dấu hiệu của tội này.

Nhưng luật sư Long cũng thừa nhận, nếu khi đánh, ông TGĐ kia kèm theo lời nói lăng mạ, chửi bới, có ý định hạ nhục anh ta trước đông người, thì có thể đó là dấu hiệu tội “làm nhục người khác”.

Trước câu hỏi về cách hành xử của vị TGĐ một doanh nghiệp công ích của TP. Hà Nội, luật sư Long cho rằng, việc xảy ra vào ngày nghỉ, với trách nhiệm cá nhân, nên luật công chức không điều chỉnh hành vi này. 

TGĐ đánh nhân viên sân golf: Có là làm nhục? - 2

Ông Nguyễn Đức Sơn – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội

Chiều nay (23/9), trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Đình Hoa (Chánh Văn phòng Sở Nội vụ Hà Nội) cho biết, cơ quan này cũng vừa nắm được thông tin sự việc trên. Nhưng theo ông Hoa, ngày ông Sơn đi chơi golf là Chủ nhật nên không vi phạm quy chế làm việc của cán bộ công chức TP. Hà Nội.

Vị Chánh văn phòng cũng cho hay, nếu sự việc xảy ra vào ngày thường, ông TGĐ Nguyễn Đức Sơn sẽ bị xem xét theo quy chế làm việc, kỷ luật lao động của đơn vị đối với công chức.

“Ngày nghỉ nên ông Sơn có quyền đi chơi hay nghỉ ngơi bất kỳ ở đâu, Thành phố không thể quản lý được. Hơn nữa, cũng không có quy định nào cấm công chức đi chơi golf.” – Ông Nguyễn Đình Hòa nhấn mạnh.

Theo đó, nếu ông Sơn có sai phạm trong ngày nghỉ, sẽ phải tự chịu trách nhiệm dân sự đối với cá nhân mình. Người này vi phạm về dân sự hay hình sự, đã có các cơ quan chức pháp luật xem xét, xử lý.

“Trong quá trình xử lý, các cơ quan đó đề nghị Sở Nội vụ phối hợp theo thẩm quyền, chúng tôi luôn sẵn sàng.” - Người phát ngôn của Sở Nội vụ Hà Nội khẳng định.

Như đã đưa tin, CLB sân golf Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) vừa ra thông báo truất quyền chơi ở đây đối với ông Nguyễn Đức Sơn, TGĐ một doanh nghiệp về quản lý và phát triển nhà tại Hà Nội có địa chỉ ở phố Trần Đăng Ninh, quận Cầu Giấy.

Theo thông báo này, khoảng 13h ngày 15/9 vừa qua, tại sân golf , ông Nguyễn Đức Sơn đã dùng gậy đánh một caddie (nhân viên phục vụ kéo, bảo quản bao đựng gậy golf cho khách chơi). Nhân viên này đã bất tỉnh nhân sự và nhập viện cấp cứu.

Ban điều hành sân golf  Tam Đảo cho rằng, ông Sơn đã vi phạm nghiêm trọng về văn hóa ứng xử trên sân golf.

Sáng nay, trả lời báo chí, vị TGĐ cho rằng, chỉ là… không may, vô tình lỡ tay. Ông này còn giải thích cho hành động của mình rằng, cầm gậy gõ vào trán người phục vụ với ý định nhắc nhở, trêu đùa như người lớn tuổi chỉ bảo con cháu. Tuy nhiên, cú “chỉ bảo” của ông đã khiến một nam caddie bị ngất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Tùng - Cảnh Kiên ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN