Sửa Luật Thủ đô: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn để Hà Nội phát triển

Nhiều ĐBQH tán thành cần sửa Luật Thủ đô để tạo điều kiện về cơ chế, chính sách cho Hà Nội phát triển bứt phá, trở thành động lực cho sự phát triển của vùng và cả nước…

Chiều nay 10-11, Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long trình bày tờ trình của Chính phủ về việc sửa đổi Luật Thủ đô 2012 sau 10 năm triển khai trong thực tế.

Trao đổi với PLO, nhiều ĐBQH cho rằng đã đến lúc sửa luật để tạo điều kiện thuận lợi nhất về cơ chế, chính sách cho Hà Nội phát triển xứng với tiềm lực, vị thế vốn có.

Động lực phát triển của cả vùng, cả nước

ĐB Trần Văn Lâm (Bắc Giang) khẳng định Hà Nội là trái tim của cả nước nên người dân đều mong muốn xây dựng, phát triển Thủ đô xứng tầm với vị thế, vai trò. Chính vì vậy, việc Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Thủ đô lần này là dịp để đánh giá một cách căn cơ, toàn diện quá trình hơn 10 năm thi hành Luật, đồng thời chỉ rõ những vướng mắc, bất cập trong thực tế, từ đó đề ra giải pháp tháo gỡ, giúp Hà Nội phát huy mọi nguồn lực để phát triển.

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang)

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang)

“Hà Nội không thể giống bất cứ một địa phương nào, nếu có tương đồng một chút thì có thể so sánh với TP.HCM. Tuy nhiên, TP.HCM không thể hoàn toàn đồng nhất với Thủ đô được. Do đó, việc hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi) phải đề ra được những chính sách đặc thù, phù hợp với vị trí, vai trò của trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, tạo hành lang pháp luật cho Thủ đô phát triển nhanh chóng và hiệu quả”, ĐB Lâm nhấn mạnh.

Theo ông, để Hà Nội thực sự trở thành động lực phát triển cho vùng và cả nước thì việc sửa đổi Luật Thủ đô phải tính trong tổng thể mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với các các địa phương ở khu vực, của vùng và của cả nước.

“Yêu cầu này có thể được giải quyết thông qua các nội dung về quy hoạch đặt ra trong dự thảo Luật. Quy hoạch Thủ đô phải tạo ra sự kết nối liên thông để Thủ đô có thể chia sẻ cho các địa phương nhiều nguồn lực phát triển và nhận lại về sự chia sẻ, đóng góp. Chẳng hạn như việc di dời một số nhà máy, xí nghiệp ô nhiễm, các bệnh viện lớn, trường đại học... ra các địa bàn xung quanh để giảm tải cho Thủ đô”, ĐB nói.

Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho Hà Nội

ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cũng khẳng định, việc Quốc hội xem xét dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) tại kỳ họp này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô cũng như cả nước. Bởi vì Hà Nội cũng giống như TP.HCM là hai đô thị đặc biệt của quốc gia, quyết định 45% tổng thu ngân sách của của cả nước.

“Quan trọng hơn, Hà Nội và TP.HCM là bộ mặt của quốc gia, là cửa ngõ giao lưu và hội nhập quốc tế, nhất là Thủ đô Hà Nội. Cho nên, chúng ta cần thể chế thuận lợi nhất, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Hà Nội. Nhân dân cả nước luôn tin yêu, kỳ vọng Hà Nội về một Thủ đô đi đầu”, ĐB Ngân bày tỏ.

ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP.HCM)

ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP.HCM)

Theo ĐB, trong thực tế đã có những bất cập, vướng mắc nảy sinh mà Luật Thủ đô 2012 không giải quyết được. Do vậy cần thiết phải phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho Hà Nội phát triển. Dẫn thực tế triển khai Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, ĐB Ngân nhấn mạnh có nhiều nội dung mà một đô thị đặc biệt cần phải được áp dụng.

“Những nội dung này đã được cập nhật vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) như phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), phân cấp trong điều chỉnh quy hoạch, tổ chức bộ máy… Do đó, tôi tin chắc rằng dự thảo Luật được đưa ra trình tại Kỳ họp sẽ được các ĐBQH ủng hộ, tán thành”, ĐB nói.

Chính sách đãi ngộ cao nhất để giữ chân người tài

ĐB Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) tán thành với quy định về cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô được nêu trong dự thảo Luật. Theo ông, việc thu hút và “giữ chân” nhân tài cần hướng đến không chỉ người ở trong nước mà còn cả người ở nước ngoài, không chỉ là những người gốc Hà Nội mà còn từ khắp các tỉnh, TP và kiều bào muốn đến Hà Nội sinh sống và làm việc.

ĐBQH Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp)

ĐBQH Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp)

Do đó, cần có những cơ chế, chính sách đặc thù tương đối cho mọi đối tượng, để mọi người đến với Hà Nội đều cảm nhận được một chính quyền đô thị nhân văn, có tinh thần cầu thị. “Tôi tin rằng TP sẽ có những chế độ đãi rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tiễn và quỹ ngân sách của mình. Chính sách này phải vượt trội, hơn hẳn những nơi khác để người giỏi, người tài phát huy được năng lực, cống hiến xây dựng Thủ đô phát triển”, ĐB nhấn mạnh.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội)

ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội)

Tương tự, ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nhất trí với các chính sách về y tế trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ông phân tích, Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều các bệnh viện, không chỉ là cấp TP mà còn là cấp quốc gia. TP có hệ thống trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế rất tốt. Do vậy, Hà Nội cần tận dụng, phát huy lợi thế này có những trung tâm nghiên cứu khoa học, triển khai những kỹ thuật rất hiện đại để TP trở thành trung tâm y khoa nổi tiếng của thế giới.

Nguồn: [Link nguồn]

Sửa Luật Đất đai: Cần sòng phẳng với dân khi thu hồi đất

Các đại biểu cho rằng thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, công cộng cần hết sức minh bạch, sòng phẳng với dân, tránh tạo điều kiện cho “lợi ích nhóm” thâu tóm đất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TRỌNG PHÚ - ĐỨC MINH ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN