Phó Thủ tướng: Thiên tai ngày càng cực đoan, công tác phòng ngừa càng quan trọng

Sự kiện: Thời sự

Năm 2022, tại Việt Nam, thiên tai đã làm 175 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế gần 19.500 tỉ đồng.

Chiều nay, 20-4, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023.

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, năm 2022, trên thế giới, thiên tai đã làm làm 30.700 người chết, mất tích; thiệt hại về kinh tế trên 224 tỉ USD.

Tại Việt Nam, thiên tai cũng làm 175 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế gần 19.500 tỉ đồng, gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với năm 2021.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023

Sang năm 2023, theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, tình hình thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp, cực đoan, khó lường. Nắng nóng đã xuất hiện sớm, dự báo có khả năng gay gắt và có nhiều ngày nắng nóng hơn so với năm 2022. Ngoài ra, do lượng mưa ít nên nguy cơ về hạn hán, xâm nhập mặn có nhiều diễn biến khó lường.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá thiên tai chưa bao giờ cực đoan, khó đoán như hiện nay. Vì vậy, các bộ ngành, địa phương cần tuyệt đối không chủ quan.

Theo Phó Thủ tướng, năm 2022, trong bối cảnh thiên tai cực đoan, cộng đồng các địa phương đã rất trách nhiệm để hạn chế thiệt hại. Công tác phòng ngừa được chú trọng nhiều hơn. Công tác cảnh báo, dự báo có nhiều chuyển biến.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng đánh giá, dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, đáng tiếc là vẫn còn hạn chế, còn có người chết và mất tích vì thiên tai. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Tổn thất này là rất lớn vì sinh mạng con người là vô giá…”.

Cùng đó, việc xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai; phương án ứng phó với thiên tai của các địa phương chưa cập nhật đầy đủ, toàn diện, chưa sát với thực tế. Khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng nói chung cũng như công trình công trình phòng, chống thiên tai nói riêng còn thấp…

Phó Thủ tướng cho rằng, trước diễn biến thời tiết, khí hậu ngày càng cực đoan, công việc phòng, chống thiên tai ngày càng khó, trong khi đó nguồn lực đối với công tác này không thay đổi.

Do vậy, để làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị cần tiếp tục thay đổi tư duy của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện phương châm chuyển từ "ứng phó bị động sang chủ động phòng ngừa" trong phòng, chống thiên tai.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương thực hiện tốt bốn giải pháp. Đó là thường xuyên rà soát, đề xuất điều chỉnh các chủ trương, chính sách về phòng, chống thiên tai cho phù hợp với thực tiễn; tập trung cho công tác phòng ngừa nhiều hơn.

Cạnh đó, trong bối cảnh ngân sách Nhà nước còn hạn chế, cần tập trung nguồn lực cho công tác cảnh báo, dự báo, để dự báo, cảnh báo kịp thời hơn, bởi dự báo không đúng thì hệ luỵ khôn cùng. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, để xây dựng ý thức chung trong cộng đồng về phòng, chống thiên tai.

Nguồn: [Link nguồn]

Miền Bắc liên tục ghi nhận mức nhiệt cao chưa từng có dù chưa lập hạ 2023

Nhiều kỷ lục về nhiệt độ đã được ghi nhận tại Bắc Bộ dù chưa chính thức bước vào mùa hè năm 2023.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo AN HIỀN ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN