Những tuyến xe khách liên tỉnh nào đã được hoạt động ở Hà Nội?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Các bến xe ở Hà Nội cho biết nhiều tuyến xe khách nối thành phố và các tỉnh phía Bắc và miền Trung đã được phép hoạt động trở lại.

Bến xe Mỹ Đình. Ảnh: Hồng Phú

Bến xe Mỹ Đình. Ảnh: Hồng Phú

Sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định đưa TP.Hà Nội vào nhóm có nguy cơ (trừ các vùng Hạ Lôi ở Mê Linh, Thường Tín vẫn thuộc nguy cơ cao), các hoạt động giãn cách xã hội đã được nới lỏng, trong đó có hoạt động vận tải.

Từ ngày 23/4, các tuyến đường của Hà Nội, lượng người tham gia giao thông tăng cao. Xe buýt và xe khách bắt đầu hoạt động trở lại với tần suất chuyến giới hạn theo quy định.

Trao đổi với PV ngày 24/4, lãnh đạo các bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát, bến xe Nước Ngầm cho biết, hầu hết các tuyến xe khách cố định liên tỉnh đã được phép hoạt động ở Hà Nội từ ngày 23/4. Ví dụ như tuyến: Thanh Hoá – Hà Nội, Nghệ An – Hà Nội, Hà Tĩnh – Hà Nội, Nam Định- Hà Nội, Thái Bình-Hà Nội, Lào Cai-Yên Bái-Hà Nội…và chiều ngược lại.

Theo lãnh đạo bến xe Mỹ Đình (Hà Nội), bến xe đã được vận hành theo công văn của Bộ GTVT và Sở GTVT Hà Nội. Ngày 23/4, tất cả các tuyến xe khách liên tỉnh ở bến đã hoạt động. Tuy nhiên, chỉ được hoạt động tối đa 30% số lượt và vẫn phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch.

Còn lãnh đạo bến xe Giáp Bát cho hay: “Tất cả các tuyến liên tỉnh đăng ký tại bến đã được hoạt động trở lại. Nhưng từ hôm qua đến hôm nay rất ít tuyến hoạt động. Bởi giờ vẫn đang hạn chế 30% số lượt và 50% số khách trên xe nên các nhà xe cảm thấy chưa hiệu quả nên chưa hoạt động”.

Tương tự, lãnh đạo Bến xe Nước Ngầm cho biết: “Hôm nay ở bến cũng hoạt động được mấy chục chuyến xe, còn hôm qua rất ít. Vừa mới nới lỏng giãn cách xã hội, người dân chưa đi nhiều, lại sắp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 nên ít khách, nhà xe họ cũng phải tính toán, đánh giá tình hình để điều chỉnh cho phù hợp nên chưa chạy nhiều”.

Được biết, Ban quản lý các bến xe ở Hà Nội sẽ kiểm soát tần suất chuyến của các nhà xe đăng ký tại bến theo quy định của Bộ GTVT, còn về lịch trình thì phụ thuộc vào các nhà xe chủ động sắp xếp, đăng ký với bến xe.

Các phương tiện vận tải phải trang bị dung dịch rửa tay, dung dịch khử khuẩn trên mọi phương tiện vận tải. Hành khách ngồi giãn cách trên phương tiện (không quá 50% số ghế và cách 01 ghế) hoặc đảm bảo cách nhau 1m. Tất cả tài xế, phụ xe và hành khách trên xe phải đeo khẩu trang đúng cách trong suốt chuyến đi.

Trước khi lên xe, hành khách phải khai báo y tế điện tử (hoặc khai báo y tế giấy), kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn tay. Hạn chế nói chuyện, ăn uống trong chuyến đi. Không khạc nhổ bừa bãi.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Phi công Vietnam Airlines nhiễm COVID-19 có cơ địa rất kỳ lạ nhưng đã thoát khỏi nguy  kịch

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong số các trường hợp đang điều trị COVID-19, có 3 bệnh nhân nặng, trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh An ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN