Nguyễn Thái Luyện: Khách hàng Alibaba nhiều hơn con số 4.500 người

Tại tòa, Nguyễn Thái Luyện cho rằng số người mua đất phải nhiều hơn rất nhiều con số khoảng 4.500 người mà cáo trạng nêu.

Ngày 10-12, TAND TP.HCM tiếp tục thẩm vấn 23 bị cáo vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền xảy ra tại Công ty Alibaba.

Trước đó, đại diện VKS thay nhau đọc cáo trạng xác định Nguyễn Thái Luyện (chủ tịch HĐQT, điều hành công ty Alibaba) là chủ mưu trong vụ án chiếm đoạt 2.385 tỉ đồng của 4.560 khách hàng.

Bị cáo Nguyễn Thái Luyện phủ nhận toàn bộ cáo buộc của VKS. Ảnh: NGUYỆT NHI

Bị cáo Nguyễn Thái Luyện phủ nhận toàn bộ cáo buộc của VKS. Ảnh: NGUYỆT NHI

Nhưng khi trả lời luật sư, bị cáo Luyện cho biết mỗi tháng công ty bán từ 1.000 đến 2.000 sản phẩm của các dự án này (cáo trạng xác định 58 dự án- PV). Trong đó có những sản phẩm 2-3 người đồng sở hữu. Do vậy, số người mua đất phải nhiều hơn rất nhiều con số khoảng 4.500 người mà cáo trạng nêu.

Bị cáo Luyện cho rằng số liệu trong cáo trạng có sự thay đổi. Số lượng khách hàng tôi nhớ nhiều hơn thế rất nhiều, không biết vì lý do gì, có thể là họ tin tưởng bảo vệ công ty nên không làm đơn (đơn tố cáo, đơn là bị hại của Alibaba-PV).

Người tham dự phiên toà đang làm thủ tục để vào phiên xử có số lượng bị hại kỷ lục. Ảnh: NGUYỆT NHI

Người tham dự phiên toà đang làm thủ tục để vào phiên xử có số lượng bị hại kỷ lục. Ảnh: NGUYỆT NHI

Luật sư hỏi: "Pháp luật về đất đai hiện nay có điều khoản nào nghiêm cấm tách thửa đất nông nghiệp không?". Bị cáo Luyện đáp: "Thưa không, mà còn khuyến khích để đầu tư, gia tăng giá trị của lô đất”.

Theo VKS, kết quả điều tra xác định được Luyện sử dụng hệ thống 22 công ty trực thuộc tổ chức mua một số lượng lớn đất nông nghiệp. Nguồn tiền mua đất nông nghiệp được huy động từ chính khách hàng bằng cách dùng pháp nhân của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba và các công ty cùng hệ thống, tự lập dự án dân cư, phân lô trái pháp luật, đưa ra các thông tin không có thật như đây là các dự án có tính pháp lý đầy đủ, tự đặt tên các dự án để kêu gọi, lừa ký hợp đồng bán đất nền dưới dạng thổ cư để huy động tiền từ khách hàng.

Tuy nhiên, khi trả lời luật sư về 57 dự án của Công ty Alibaba tại 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu có thật không, Luyện một mực nói đó là những dự định trong tương lai và cho rằng Công ty Alibaba sở hữu hợp pháp các thửa đất đã tách thửa. Đồng thời Luyện còn trình bày có rất nhiều tài liệu chứng minh số đất nông nghiệp mà bị cáo tách thửa thuộc sở hữu của Công ty Alibaba.

Bị cáo Luyện cho rằng mình từng học chuyên ngành luật tại đại học và trong quá trình thẩm vấn luôn có điệp khúc "Đất là tài sản của toàn dân nhưng do nhà nước quản lý. Để tách thửa đất nông nghiệp, chúng tôi không thể làm được mà phải thông qua cơ quan chức năng đồng ý”. Hay Luyện dẫn theo Luật đất đai thì người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng nên mua lại đất để làm dự án. Trước khi mua sẽ tìm hiểu đất có quy hoạch đất ở hay không rồi sẽ mua, hợp nhất thành dự án. Bị cáo sẽ hiến một phần làm đường rồi phân lô đất còn lại.

Luyện cho rằng hầu hết tại quận 9 cũ các chủ đầu tư nhỏ lẻ đều có cách làm giống công ty bị cáo và lý giải đất nông nghiệp có quy hoạch đất ở thì có thể lập dự án, thu gom đất…

Phiên tòa vẫn đang tiếp tục...

Nguồn: [Link nguồn]

Thay đổi kế hoạch xét hỏi các bị hại vụ Nguyễn Thái Luyện Alibaba

Do diễn biến phiên tòa có thay đổi, TAND TP.HCM sẽ bắt đầu xét hỏi các bị hại 58 dự án từ ngày 12-12 thay vì ngày 13-12 như dự kiến trước đó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Yến ([Tên nguồn])
Xét xử Giám đốc Công ty địa ốc Alibaba Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN