Toàn cảnh ngày đầu xét xử CEO Alibaba Nguyễn Thái Luyện

Sáng 8-12, TAND TP HCM mở phiên xét xử Nguyễn Thái Luyện (SN 1985; quê Gia Lai) cùng 22 đồng phạm về các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Rửa tiền".

Phiên xử do thẩm phán Trần Minh Châu làm chủ tọa, dự kiến kéo dài 1 tháng, tuyên án vào ngày 6-1-2023. Phiên xử có khoảng 5.000 người, trong đó có gần 4.500 bị hại. 

Trước đó, TAND TP HCM đã dựng 3 nhà bạt với sức chứa khoảng 2.000 người trước sân toà để làm nơi để bị hại khai báo, trình bày ý kiến. Tuy nhiên, trong buổi đầu của phiên xét xử, chỉ có hơn trăm bị hại đến toà.

Quang cảnh trước cổng tòa án

Quang cảnh trước cổng tòa án

Rất đông bị hại xếp hàng chờ làm thủ tục.

Rất đông bị hại xếp hàng chờ làm thủ tục.

Cáo trạng của VKSND TP HCM thể hiện Nguyễn Thái Luyện (cựu Chủ tịch HĐQT, giám đốc Công ty địa ốc Alibaba) đã chỉ đạo thuộc cấp chiếm đoạt trên 2.200 tỉ đồng của khoảng 4.500 khách hàng từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước.

Ông T.Đ.T (ngụ quận Gò Vấp) cho biết đã đầu tư vào dự án "ma" của Nguyễn Thái Luyện 800 triệu đồng, đó là khoản tích cóp từ tiền nghỉ hưu. Đến nay, ông chỉ mong "vớt vát được chừng nào hay chừng đấy".

Ông T.Đ.T (ngụ quận Gò Vấp) cho biết đã đầu tư vào dự án "ma" của Nguyễn Thái Luyện 800 triệu đồng, đó là khoản tích cóp từ tiền nghỉ hưu. Đến nay, ông chỉ mong "vớt vát được chừng nào hay chừng đấy".

Hội đồng xét xử (HĐXX) cho biết những bị hại là khách hàng của Nguyễn Thái Luyện (nằm ngoài danh sách bị hại đã có) nếu có đủ hồ sơ, chứng cứ tài liệu chứng minh sẽ được xem xét, bổ sung tư cách để tham dự phiên toà trong những ngày tới.

Toàn cảnh ngày đầu xét xử CEO Alibaba Nguyễn Thái Luyện - 4

Khu vực sân toà được sử dụng làm nơi xử án.

Khu vực sân toà được sử dụng làm nơi xử án.

Các bị cáo tại toà.

Các bị cáo tại toà.

Trong vụ án này, có 2 bị cáo được tại ngoại là Võ Thị Thanh Mai (SN 1987, quê Quảng Bình; vợ Nguyễn Thái Luyện) và Huỳnh Kim Thắng (SN 1995, quê Quảng Ngãi; nhân viên kế toán của Công ty địa ốc Alibaba). Mai được tại ngoại để nuôi con nhỏ (SN 2020), còn Thắng tại ngoại để điều trị ung thư.

Nhà vệ sinh lưu động được bố trí phục vụ phiên xử.

Nhà vệ sinh lưu động được bố trí phục vụ phiên xử.

Tại phần làm thủ tục, Nguyễn Thái Luyện khai báo về nhân thân. Hơn ba năm kể từ khi bị bắt tạm giam vào ngày 18-9-2019, diện mạo của Luyện thay đổi khá nhiều.

Nghe các bị cáo khai báo lý lịch, nhiều người tỏ ra bất ngờ khi biết có những bị cáo từng là lãnh đạo của Công ty địa ốc Alibaba (có vốn điều lệ 1.600 tỉ đồng) và nhiều công ty hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, truyền thông, vận tải… đều do Nguyễn Thái Luyện thành lập. Hầu hết những người này chỉ mới tốt nghiệp trung học phổ thông và chưa hề được đào tạo nghiệp vụ nào khác nhưng vì tin tưởng Luyện nên đã góp vốn hàng trăm triệu đến hàng tỉ đồng vào công ty.

Toà án cho biết sẽ làm việc cả ngày thứ 7, chủ nhật.

Toà án cho biết sẽ làm việc cả ngày thứ 7, chủ nhật.

Phần lớn họ là người thân do Nguyễn Thái Luyện bổ nhiệm như: Nguyễn Thái Lĩnh (SN 1989; em trai Luyện) - cựu Giám đốc Công ty địa ốc Alibaba; Trương Thị Hồng Ngọc (SN 1989; quê Bình Dương) - cựu Giám đốc Công ty Tia chớp; Nguyễn Văn Kiên (SN 1981; quê Ninh Bình) - cựu Giám đốc Công ty Địa ốc Spartaland; Bùi Minh Đức (SN 1981; quê Bình Thuận) - cựu Phó Tổng Đầu Tư thuộc Công ty địa ốc Alibaba, Tổng Giám đốc Công ty TLLAND; Nguyễn Thái Lực (SN 1999; em trai Luyện) - cựu Giám đốc Công ty CP địa ốc Long Thành Ali, Giám đốc Công ty TNHH và đầu tư Địa ốc Xanh…

Trong số các bị cáo hầu toà cùng Nguyễn Thái Luyện có Nguyễn Huỳnh Tú Trinh (nhân viên pháp lý Công ty địa ốc Alibaba) từng được dư luận đặt biệt danh "nữ tướng Alibaba". Người này nổi tiếng với clip "đập xe nó cho chị" khi tập hợp 50 -70 nhân viên ở khu đất la hét, cự cãi với đoàn cưỡng chế của UBND xã Tóc Tiên (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Toà án cho biết sẽ làm việc cả ngày thứ 7, chủ nhật.

Toà án cho biết sẽ làm việc cả ngày thứ 7, chủ nhật.

Chiều cùng ngày, VKSND TP HCM tiếp tục công bố bản cáo trạng dài gần 500 trang.

Chiều cùng ngày, VKSND TP HCM tiếp tục công bố bản cáo trạng dài gần 500 trang.

Đến chiều 8-12, VKSND TP HCM tiếp tục công bố bản cáo trạng. Phiên xử sẽ tiếp tục vào sáng mai (9-12).

Dự kiến, HĐXX bắt đầu xét hỏi các bị hại từ ngày 13 đến 21-12. Toà án cho biết sẽ làm việc cả ngày thứ 7, chủ nhật.

VKSND TP HCM truy tố Nguyễn Thái Luyện (SN 1985; quê Gia Lai) cùng 19 đồng phạm gồm Nguyễn Thái Lĩnh (SN 1989; em trai Luyện), Trương Thị Hồng Ngọc (SN 1989; quê Bình Dương), Nguyễn Văn Kiên (SN 1981; quê Ninh Bình); Bùi Minh Đức (SN 1981; quê Bình Thuận); Trần Huy Phúc (SN 1989; quê Đồng Tháp);

Nguyễn Trung Trường (SN 1992; quê Đắk Lắk); Vi Thị Hiến (SN 1993; quê Nghệ An); Nguyễn Quang Sơn (SN 1985; quê Bình Thuận); Nguyễn Trần Phúc Nguyên (SN 1990; quê Tiền Giang); Vũ Hoàng Hải (SN 1990; quê Thái Bình); Nguyễn Thị Vân Anh (SN 1991; quê Hà Tĩnh); Trịnh Minh Pháp (SN 1988; quê Gia Lai); Trang Chí Linh (SN 1991; quê An Giang); Huỳnh Thị Ngọc Như (SN 1992; quê Đồng Nai);

Đào Thị Thanh Lợi (SN 1994; quê Khánh Hoà); Nguyễn Lê Hoàng Lan (SN 1991; quê Đồng Tháp); Võ Văn Trần Quang (SN 1998; quê Quảng Bình); Phan Ngọc Nguyên (SN 1994; quê Gia Lai); Nguyễn Huỳnh Tú Trinh (SN 1995; quê Tiền Giang); Võ Thị Thanh Mai (SN 1987; ngụ Quảng Bình; vợ Luyện); Nguyễn Thái Lực (SN 1999; em trai Luyện) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Riêng các bị cáo Võ Thị Thanh Mai, Nguyễn Thái Lực và Huỳnh Thị Kim Thắng còn bị truy tố về tội "Rửa tiền".

Nguồn: [Link nguồn]

Vụ Alibaba: Nữ nhân viên đập phá xe đoàn cưỡng chế tiếp tục hầu toà vì giúp sức lừa đảo

Nguyễn Huỳnh Tú Trinh, nhân viên Công ty Alibaba, từng hầu toà tại Bà Rịa- Vũng Tàu vì chống đối, đập xe đoàn cưỡng chế dự án "ma”, nay tiếp tục là bị cáo bị đưa ra...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trần Thái ([Tên nguồn])
Xét xử Giám đốc Công ty địa ốc Alibaba Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN