“Người dân phản đối, cản trở lắp nhà vệ sinh công cộng”

Tại một số vị trí lắp đặt nhà vệ sinh công cộng, đơn vị thi công bị người dân cản trở, phản ứng gay gắt.

“Người dân phản đối, cản trở lắp nhà vệ sinh công cộng” - 1

Người dân vô từ tè bậy trên đường phố Hà Nội

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, hiện nay trên địa bàn Hà Nội (gồm 12 quận và Thị xã Sơn Tây) có 371 nhà vệ sinh công cộng, trong đó có 258 nhà vệ sinh được xây bằng gạch, 113 nhà vệ sinh có kết cấu vỏ thép.

Các nhà vệ sinh tập trung chủ yếu trên địa bàn 4 quận, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Nhà vệ sinh có kết cấu bằng thép được lắp đặt tại các vị trí trên đường phố, khu vực công cộng như vườn hoa, công viên.

“Về cơ bản, số lượng các nhà vệ sinh công cộng phục vụ người dân, du khách tại các nơi công cộng trên địa bàn thành phố hiện nay còn thiếu”, ông Hùng thông tin.

Theo vị lãnh đạo này, tháng 8/2016, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý để Công ty Cổ phần thương mại và truyền thông Vinasing tài trợ hệ thống 1.000 nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn TP. Hà Nội (thời gian dự kiến hoàn thành dự án khoảng 2 năm).

Sau đó, Sở Xây dựng đã phối hợp với đơn vị tài trợ khảo sát, lắp đặt các nhà vệ sinh công cộng tại các điểm công cộng như: công viên, vườn hoa, điểm vui chơi, khu du lịch, di tích lịch sử. Đến nay, có 55 nhà vệ sinh công cộng được lắp đặt.

“Người dân phản đối, cản trở lắp nhà vệ sinh công cộng” - 2

Nhà vệ sinh thí điểm đầu tiên trên đường Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng, gần cổng công viên Thống Nhất).

Ông Bùi Thái Song (đại diện Công ty Cổ phần thương mại và truyền thông Vinasing), người phụ trách dự án xã hội hóa 1.000 nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn Hà Nội cho biết thêm, trong số 55 nhà vệ sinh được lắp đặt, có 31 nhà vệ sinh đã đi vào sử dụng. Ngoài ra, đơn vị đã sản xuất phần khung của 165 nhà vệ sinh công cộng  và đang chờ mặt bằng để lắp đặt.

“Việc lắp đặt chậm là do phải thay đổi các vị trí lắp đặt nhà vệ sinh công cộng. Thêm nữa, tại một số vị trí, đơn vị thi công gặp phản ứng gay gắt của người dân, gây cản trở, thậm chí có nơi đơn vị thi công phải ngừng thi công, hoàn trả lại mặt bằng cho người dân”, ông Song nói.

Theo ông Song, do chưa hiểu được các công nghệ mà phía công ty sử dụng trong nhà vệ sinh công cộng, công nghệ xử lý chất thải bằng hóa chất không gây mùi thoát ra ngoài nên người dân phản ứng, không đồng ý.

Cũng theo ông Song, tại một số phường trên địa bàn Hà Nội hiện chưa xác định rõ vị trí lắp đặt nên chưa thể triển khai lắp đặt ngay. Thêm nữa, nhiều cơ quan còn lúng túng trong việc cấp phép cũng như việc phối hợp thi công lắp đặt.

“Hiện tại, chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và nhân lực để hoàn thành đúng tiến độ lắp đặt 1.000 nhà vệ sinh công cộng. Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ bàn giao cho UBND TP.Hà Nội từ 80 - 100 nhà vệ sinh công cộng trong tháng 3/2017 để đưa vào sử dụng. Nếu các khó khăn nêu trên được giải quyết một cách triệt để, chúng tôi có thể hoàn thành dự án trong khoảng thời gian từ 10 - 15 tháng (tính từ thời điểm nhận được mặt bằng)”, ông Song nói thêm.

Mới đây, ngày 10/2, các trinh sát hóa trang Đội Cảnh sát Môi trường (Công an quận Hoàng Mai) đã  có quyết định xử phạt hành chính 3 người dân tè bậy ra đường phố, với tổng số tiền 6 triệu đồng (mỗi người 2 triệu đồng).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Tè bậy bị phạt tiền triệu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN