Người dân Đắk Lắk hái 'lộc trời' trên đỉnh Chư Yang Sin

Sự kiện: 24h vạn dặm

Đầu xuân, nhiều người dân ở xã Cư Pui, huyện Krông Bông, Đắk Lắk vượt hàng chục cây số đến đỉnh Chư Yang Sin để hái “lộc trời”, tăng thêm thu nhập.

Sau khi kết thúc mùa thu hoạch cà phê, nhiều người dân ở xã Cư Pui vượt hàng chục km đến đỉnh Chư Yang Sin để hái cây đót. Anh Lù Xuân Dùng (45 tuổi, trú tại thôn Ea Bar, xã Cư Pui) chia sẻ, để đến đỉnh núi này, anh phải đi từ sớm bằng xe máy, sau đó đi bộ khoảng 30 phút để tới khu vực có cây đót trổ bông. “Ở thôn chúng tôi có hàng chục hộ cùng nhau đi hái đót đem bán. Thời gian này, chúng tôi đang khá nhàn rỗi nên kiếm thêm thu nhập cho gia đình bằng cách hái đót”, anh Dùng chia sẻ.

Sau khi kết thúc mùa thu hoạch cà phê, nhiều người dân ở xã Cư Pui vượt hàng chục km đến đỉnh Chư Yang Sin để hái cây đót. Anh Lù Xuân Dùng (45 tuổi, trú tại thôn Ea Bar, xã Cư Pui) chia sẻ, để đến đỉnh núi này, anh phải đi từ sớm bằng xe máy, sau đó đi bộ khoảng 30 phút để tới khu vực có cây đót trổ bông. “Ở thôn chúng tôi có hàng chục hộ cùng nhau đi hái đót đem bán. Thời gian này, chúng tôi đang khá nhàn rỗi nên kiếm thêm thu nhập cho gia đình bằng cách hái đót”, anh Dùng chia sẻ.

Theo anh Dùng, đót là loại cây cỏ dại mọc trên các triền núi, lưng đồi. Mỗi năm cây đót nở đúng một lần, thường vào đầu Xuân. Ra Tết khoảng tháng rưỡi, người dân tập trung hái bông đót về làm nguyên liệu kết chổi đót - một vật dụng phổ biến trong gia đình. Cây đót mọc nhiều ở khu vực đỉnh núi Ea Rớt, các tiểu khu 1148, 1153, 1163 địa bàn giáp ranh giữa xã Cư Pui, Cư Đrăm, huyện Krông Bông và một phần huyện M’Đrắk thuộc dãy Chư Yang Sin.

Theo anh Dùng, đót là loại cây cỏ dại mọc trên các triền núi, lưng đồi. Mỗi năm cây đót nở đúng một lần, thường vào đầu Xuân. Ra Tết khoảng tháng rưỡi, người dân tập trung hái bông đót về làm nguyên liệu kết chổi đót - một vật dụng phổ biến trong gia đình. Cây đót mọc nhiều ở khu vực đỉnh núi Ea Rớt, các tiểu khu 1148, 1153, 1163 địa bàn giáp ranh giữa xã Cư Pui, Cư Đrăm, huyện Krông Bông và một phần huyện M’Đrắk thuộc dãy Chư Yang Sin.

Đến mùa chính vụ, hàng trăm người dân ở các địa bàn huyện Krông Bông, M'đrắk… cùng đi hái “lộc trời”, tăng thu nhập. Để hái bông đót, người dân phải dậy từ sáng sớm, chuẩn bị thức ăn, nước uống, những dụng cụ cần thiết như dao rựa, bao tay, dây buộc… và ít dầu gió để phòng côn trùng đốt. Đót thường mọc trên núi cao, nơi vách đá.

Đến mùa chính vụ, hàng trăm người dân ở các địa bàn huyện Krông Bông, M'đrắk… cùng đi hái “lộc trời”, tăng thu nhập. Để hái bông đót, người dân phải dậy từ sáng sớm, chuẩn bị thức ăn, nước uống, những dụng cụ cần thiết như dao rựa, bao tay, dây buộc… và ít dầu gió để phòng côn trùng đốt. Đót thường mọc trên núi cao, nơi vách đá.

“Ngày kiếm được hơn 300.000đ, gia đình nào mà huy động đông người, thu nhập tăng gấp mấy lần. Vì vậy, đi hái đót ở đỉnh Chư Yang Sin tạo nguồn thu đáng kể cho nhiều gia đình giữa bối cảnh dịch bệnh hoành hành”, anh Nguyễn Hữu Hiệp (SN 1985, trú tại xã Cư Pui) cho hay.

“Ngày kiếm được hơn 300.000đ, gia đình nào mà huy động đông người, thu nhập tăng gấp mấy lần. Vì vậy, đi hái đót ở đỉnh Chư Yang Sin tạo nguồn thu đáng kể cho nhiều gia đình giữa bối cảnh dịch bệnh hoành hành”, anh Nguyễn Hữu Hiệp (SN 1985, trú tại xã Cư Pui) cho hay.

Bà Nguyễn Thị Thu, chủ đại lý chuyên thu mua đót ở xã Cư Pui cho biết, năm nay giá thu mua cao hơn năm ngoái khoảng 5-7%. Dự kiến năm 2022, gia đình bà sẽ thu mua từ 140-150 tấn đót, bán cho các cơ sở sản xuất chổi ở tỉnh Khánh Hòa.

Bà Nguyễn Thị Thu, chủ đại lý chuyên thu mua đót ở xã Cư Pui cho biết, năm nay giá thu mua cao hơn năm ngoái khoảng 5-7%. Dự kiến năm 2022, gia đình bà sẽ thu mua từ 140-150 tấn đót, bán cho các cơ sở sản xuất chổi ở tỉnh Khánh Hòa.

Cũng theo bà Thu, một người siêng năng có thể hái từ 50 - 60kg đót tươi/ngày, thậm chí có người hái được cả tạ. Sau khi mang đót từ rừng về có thể bán cho cơ sở thu mua với giá khoảng 6.500 đồng/kg đót tươi; đót khô có giá khoảng 20.000-21.000 đồng/kg.

Cũng theo bà Thu, một người siêng năng có thể hái từ 50 - 60kg đót tươi/ngày, thậm chí có người hái được cả tạ. Sau khi mang đót từ rừng về có thể bán cho cơ sở thu mua với giá khoảng 6.500 đồng/kg đót tươi; đót khô có giá khoảng 20.000-21.000 đồng/kg.

Việc phơi đót thuê cũng giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương với thu nhập từ 150.000 - 200.000 đồng/người/ngày.

Việc phơi đót thuê cũng giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương với thu nhập từ 150.000 - 200.000 đồng/người/ngày.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Cư Pui cho biết, chính quyền cũng luôn tuyên truyền, hướng dẫn bà con đảm bảo an toàn lao động khi vào rừng thu hái đót: “Đa số cây đót nằm ở vùng núi cao, dốc đá, việc hái đót của bà con hết sức nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn lao động. Chúng tôi khuyến cáo bà con luôn cẩn thận, phải đảm bảo an toàn khi đi làm. Ngoài ra, chúng tôi còn hướng dẫn người dân, khi thu hoạch phải bảo vệ gốc, bụi đót để cây duy trì phát triển cho năm sau tiếp tục thu hái”

Ông Nguyễn Văn Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Cư Pui cho biết, chính quyền cũng luôn tuyên truyền, hướng dẫn bà con đảm bảo an toàn lao động khi vào rừng thu hái đót: “Đa số cây đót nằm ở vùng núi cao, dốc đá, việc hái đót của bà con hết sức nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn lao động. Chúng tôi khuyến cáo bà con luôn cẩn thận, phải đảm bảo an toàn khi đi làm. Ngoài ra, chúng tôi còn hướng dẫn người dân, khi thu hoạch phải bảo vệ gốc, bụi đót để cây duy trì phát triển cho năm sau tiếp tục thu hái”

Nguồn: [Link nguồn]

Ngư dân Hà Tĩnh được 'lộc trời' ngày rét tê tái

Những ngày này, dù thời tiết lạnh giá nhưng ngư dân Hà Tĩnh vẫn ra khơi để đánh bắt sứa. Mỗi ngày, họ có thể kiếm được từ vài trăm đến một triệu đồng từ việc đánh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vũ Long ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN