Ngôi chùa ở TP.HCM có cặp kỳ lân bằng đá lớn nhất Việt Nam

Sự kiện: 24h vạn dặm

Chùa Pháp Vân do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng xây dựng hiện đang giữ 3 kỷ lục Việt Nam về tượng Phật, bộ kinh và cặp kỳ lân.

Chùa Pháp Vân (quận Tân Phú, TP.HCM) do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng xây dựng từ năm 1965. Cổng tam quan chùa khá đồ sộ, với 3 tầng mái nằm nổi bật bên đường Lê Thúc Hoạch.

Chùa Pháp Vân (quận Tân Phú, TP.HCM) do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng xây dựng từ năm 1965. Cổng tam quan chùa khá đồ sộ, với 3 tầng mái nằm nổi bật bên đường Lê Thúc Hoạch.

Ban đầu, chùa chỉ là một ngôi thiền đường nhỏ thuộc Viện Đại học Vạn Hạnh, là nơi dành cho sinh viên thiền tập. Ngày nay, chùa được xây dựng khang trang, có nhiều công trình quy mô sau những lần trùng tu. Chùa có kiến trúc chính gồm một chánh điện rộng 800m, một giảng đường và bảo tháp 14 tầng, hiện đang giữ 3 kỷ lục Việt Nam về tượng Phật, bộ kinh và kỳ lân.

Ban đầu, chùa chỉ là một ngôi thiền đường nhỏ thuộc Viện Đại học Vạn Hạnh, là nơi dành cho sinh viên thiền tập. Ngày nay, chùa được xây dựng khang trang, có nhiều công trình quy mô sau những lần trùng tu. Chùa có kiến trúc chính gồm một chánh điện rộng 800m, một giảng đường và bảo tháp 14 tầng, hiện đang giữ 3 kỷ lục Việt Nam về tượng Phật, bộ kinh và kỳ lân.

Bước vào cổng chùa, điểm nhấn là cặp kỳ lân được tạc từ đá hoa cương nằm hai bên hông chánh điện. Mỗi tượng có chiều dài 10m, rộng 4,2m và cao 5m. Tháng 7/2015, tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập đây là “Cặp kỳ lân bằng đá hoa cương lớn nhất”.

Bước vào cổng chùa, điểm nhấn là cặp kỳ lân được tạc từ đá hoa cương nằm hai bên hông chánh điện. Mỗi tượng có chiều dài 10m, rộng 4,2m và cao 5m. Tháng 7/2015, tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập đây là “Cặp kỳ lân bằng đá hoa cương lớn nhất”.

Từ khối đá hoa cương to lớn, qua bàn tay hơn chục người thợ đục đẽo trong 3 năm, tạc ra tượng kỳ lân với các đường nét vừa cứng cáp lại mềm mại.

Từ khối đá hoa cương to lớn, qua bàn tay hơn chục người thợ đục đẽo trong 3 năm, tạc ra tượng kỳ lân với các đường nét vừa cứng cáp lại mềm mại.

Đặc biệt, cặp kỳ lân đồ sộ này được đục rỗng thân, bên trong có bậc cầu thang bộ, cửa sắt phía trước là lối lên xuống chánh điện ở tầng 1 của bảo tháp.

Đặc biệt, cặp kỳ lân đồ sộ này được đục rỗng thân, bên trong có bậc cầu thang bộ, cửa sắt phía trước là lối lên xuống chánh điện ở tầng 1 của bảo tháp.

Xung quanh chánh điện, giảng đường chùa được trang trí bằng nhiều tượng rồng, phượng có nhiều kích thước khác nhau bằng xi măng, hay làm từ hàng nghìn mảnh gốm, sành sứ chi tiết khá cầu kỳ, đẹp mắt.

Xung quanh chánh điện, giảng đường chùa được trang trí bằng nhiều tượng rồng, phượng có nhiều kích thước khác nhau bằng xi măng, hay làm từ hàng nghìn mảnh gốm, sành sứ chi tiết khá cầu kỳ, đẹp mắt.

Chánh điện và giảng đường ở hai tầng được bài trí tượng Phật ở trung tâm, xung quanh đặt các tượng La Hán, trang trí nhiều thư pháp, tranh ảnh chủ đề Đức Phật và chúng sinh.

Chánh điện và giảng đường ở hai tầng được bài trí tượng Phật ở trung tâm, xung quanh đặt các tượng La Hán, trang trí nhiều thư pháp, tranh ảnh chủ đề Đức Phật và chúng sinh.

Tầng 5 của bảo tháp có diện tích khá rộng, kiến trúc theo lối truyền thống chùa chiền Việt Nam với vật liệu gỗ có đường nét tinh xảo, nơi đặt các điện thờ Phật.

Tầng 5 của bảo tháp có diện tích khá rộng, kiến trúc theo lối truyền thống chùa chiền Việt Nam với vật liệu gỗ có đường nét tinh xảo, nơi đặt các điện thờ Phật.

Mặt trước của tầng này là nơi bài trí bức tượng Bồ Tát bằng đồng. Năm 2017, chùa được tiếp nhận thêm kỷ lục Việt Nam mới “Tôn tượng Bồ Tát Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt (ở thế đứng) bằng đồng cao nhất Việt Nam”.

Mặt trước của tầng này là nơi bài trí bức tượng Bồ Tát bằng đồng. Năm 2017, chùa được tiếp nhận thêm kỷ lục Việt Nam mới “Tôn tượng Bồ Tát Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt (ở thế đứng) bằng đồng cao nhất Việt Nam”.

Cũng trong năm 2017, chùa được công nhận kỷ lục Việt Nam là “Kinh Bát nhã bằng tiếng Việt (bản dịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) được khắc lộng vào bộ cửa bằng gỗ sao lớn nhất”.

Cũng trong năm 2017, chùa được công nhận kỷ lục Việt Nam là “Kinh Bát nhã bằng tiếng Việt (bản dịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh) được khắc lộng vào bộ cửa bằng gỗ sao lớn nhất”.

Ngôi chùa hơn 50 năm tuổi này từng tiếp đón phái đoàn Tăng thân Làng Mai do Thiền sư Thích Nhất Hạnh dẫn đầu, cùng 200 thiền sinh từ Pháp về thăm năm 2005. Cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch vào ngày 22/1/2022, trụ thế 97 tuổi tại Tổ đình Từ Hiếu, TP Huế.

Ngôi chùa hơn 50 năm tuổi này từng tiếp đón phái đoàn Tăng thân Làng Mai do Thiền sư Thích Nhất Hạnh dẫn đầu, cùng 200 thiền sinh từ Pháp về thăm năm 2005. Cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch vào ngày 22/1/2022, trụ thế 97 tuổi tại Tổ đình Từ Hiếu, TP Huế.

Tại phần trần phía trên của các tượng Phật, Bồ Tát của chùa đều có đường nét, màu sắc sặc sỡ, thu hút.

Tại phần trần phía trên của các tượng Phật, Bồ Tát của chùa đều có đường nét, màu sắc sặc sỡ, thu hút.

Các tầng của bảo tháp đều có tượng Phật chính giữa. Đặc biệt, khuôn viên hai bên của tầng 5 còn được xây tháp phụ, trồng cây, cỏ tạo cảnh quan.

Các tầng của bảo tháp đều có tượng Phật chính giữa. Đặc biệt, khuôn viên hai bên của tầng 5 còn được xây tháp phụ, trồng cây, cỏ tạo cảnh quan.

Khuôn viên chùa trong chùa có nhiều cây xanh, cảnh quan cùng những bức thư pháp khắc trên các tảng đá lớn là lời của các vị chủ trì chùa, chư tăng…

Khuôn viên chùa trong chùa có nhiều cây xanh, cảnh quan cùng những bức thư pháp khắc trên các tảng đá lớn là lời của các vị chủ trì chùa, chư tăng…

Khách đến vãn cảnh chùa sẽ được di chuyển bằng thang máy hoặc cầu thang bộ lên tầng 14 của tháp (cao 64m) để ngắm toàn cảnh xung quanh. Là ngôi chùa từng nghi dấu ấn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, chùa Pháp Vân thu hút du khách, tăng ni phật tử đến thăm thú, tìm đến tu học.

Khách đến vãn cảnh chùa sẽ được di chuyển bằng thang máy hoặc cầu thang bộ lên tầng 14 của tháp (cao 64m) để ngắm toàn cảnh xung quanh. Là ngôi chùa từng nghi dấu ấn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, chùa Pháp Vân thu hút du khách, tăng ni phật tử đến thăm thú, tìm đến tu học.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Lam ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN