Ngắm rặng cây 1.000 năm tuổi tuyệt đẹp giữa làng quê Hà Nội

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Người dân ở Đường Lâm coi rặng duối cổ gần Đền - Lăng Ngô Quyền như một “báu vật” suốt nhiều năm qua.

Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây cho biết, rặng duối 18 cây này có từ cách đây khoảng 1.000 năm.Tương truyền, vua Ngô Quyền từng buộc ngựa chiến vào cây duối trước khi tiến quân ra vùng sông Bạch Đằng đánh tan quân Nam Hán, chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc.

Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây cho biết, rặng duối 18 cây này có từ cách đây khoảng 1.000 năm.Tương truyền, vua Ngô Quyền từng buộc ngựa chiến vào cây duối trước khi tiến quân ra vùng sông Bạch Đằng đánh tan quân Nam Hán, chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc.

Ngày 22/4/2011, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ vinh danh công nhận cây di sản Việt Nam cho rặng duối cổ 18 cây ở khu vực Đền-Lăng vua Ngô Quyền, thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm.

Ngày 22/4/2011, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ vinh danh công nhận cây di sản Việt Nam cho rặng duối cổ 18 cây ở khu vực Đền-Lăng vua Ngô Quyền, thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm.

 Các cây duối được trồng liền nhau, thân có đường kính lớn, chiều cao khoảng 6m.

 Các cây duối được trồng liền nhau, thân có đường kính lớn, chiều cao khoảng 6m.

 Thân cây duối có đường kính lớn bằng vòng tay ôm của người lớn.

 Thân cây duối có đường kính lớn bằng vòng tay ôm của người lớn.

Trải qua nắng mưa đến nay rặng duối vẫn xanh tốt.

Trải qua nắng mưa đến nay rặng duối vẫn xanh tốt.

 Người dân ở Đường Lâm luôn coi rặng duối như một “báu vật”. Hằng ngày, họ luôn canh gác, bảo vệ không cho ai xâm phạm, làm hư hại rặng duối.

 Người dân ở Đường Lâm luôn coi rặng duối như một “báu vật”. Hằng ngày, họ luôn canh gác, bảo vệ không cho ai xâm phạm, làm hư hại rặng duối.

Tán của cây duối sum suê, lá duối hình trứng nhọn, dài khoảng 3-7 cm, rộng 1,5-2,5 cm, mép có răng khía.

Tán của cây duối sum suê, lá duối hình trứng nhọn, dài khoảng 3-7 cm, rộng 1,5-2,5 cm, mép có răng khía.

Vào các buổi trưa hè, rặng duối là nơi nghỉ ngơi cho người dân sau những giờ lao động vất.

Vào các buổi trưa hè, rặng duối là nơi nghỉ ngơi cho người dân sau những giờ lao động vất.

Theo lãnh đạo xã Đường Lâm, duối là loại cây mộc, cỡ trung bình, duối thường cao 4-8 m, rậm tán, cành đâm chéo nhau. Loài này xuất hiện nhiều ở vùng đất khô miền Đông Nam Á, Philippines, Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo lãnh đạo xã Đường Lâm, duối là loại cây mộc, cỡ trung bình, duối thường cao 4-8 m, rậm tán, cành đâm chéo nhau. Loài này xuất hiện nhiều ở vùng đất khô miền Đông Nam Á, Philippines, Trung Quốc và Ấn Độ.

 Một số cành cây duối bị gãy đổ sau những trận bão lớn.

 Một số cành cây duối bị gãy đổ sau những trận bão lớn.

Lãnh đạo xã Đường Lâm cho hay, đến nay chỉ còn 15 cây duối còn sống, xanh tốt. Trước đó, 3 cây duối đã bị chết do điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, sâu bệnh.

Lãnh đạo xã Đường Lâm cho hay, đến nay chỉ còn 15 cây duối còn sống, xanh tốt. Trước đó, 3 cây duối đã bị chết do điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, sâu bệnh.

Trải qua nhiều năm, đến nay, những cây duối còn sống vẫn trường tồn cùng thời gian, trường tồn cùng người dân nơi đây. Vào dịp cuối tuần, đây cũng là địa điểm thu hút khách thập phương, du khách nước ngoài dừng chân.

Trải qua nhiều năm, đến nay, những cây duối còn sống vẫn trường tồn cùng thời gian, trường tồn cùng người dân nơi đây. Vào dịp cuối tuần, đây cũng là địa điểm thu hút khách thập phương, du khách nước ngoài dừng chân.

Những cây cổ thụ “kỳ dị” mọc giữa nhà, giữa phố Hà Nội

Hà Nội có nhiều cây xanh cổ thụ “đâm thủng” nhà, mọc giữa đường hay có hình dáng kì dị trên trên vỉa hè.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức- Hồng Phú ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN